Tại sao ăn tỏi lại làm miệng và hơi thở của bạn có mùi khó chịu?


Có nhiều nguyên nhân khiến miệng và hơi thở của bạn có mùi khó chịu, ví dụ như do thức ăn, do các bệnh liên quan tới răng miệng, tai mũi họng hoặc dạ dày. Tỏi trong thức ăn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hôi miệng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra mùi khó chịu này là các hợp chất gốc Sulfuric (SO42-) trong tỏi. Không chỉ vậy, tỏi còn thúc đẩy sự hoạt động của một số vi khuẩn trong miệng khiến cho mùi trong miệng của bạn khó chịu hơn.


Garlic


Mặc dù đã đánh răng, súc miệng rất kỹ sau khi ăn tỏi, có rất nhiều người vẫn có cảm giác hơi thở của mình có mùi khó chịu sau khi ăn. Điều này xảy ra khi bạn ăn khá nhiều tỏi và các hợp chất gốc Sulfuric đã tìm được đường chuyển hóa và tan cả vào trong máu. Hợp chất nổi trội nhất trong số các hợp chất này là Allyl methyl sulfide (AMS). Một khi chất này đã có trong máu, chúng sẽ tìm cách thoát ra ngoài cơ thể của bạn thông qua nhiều đường, trong đó có cả việc hòa lẫn với không khí ở trong phổi hay các lỗ chân lông. Do vậy, mặc dù bạn đã đánh răng và súc miệng rất kỹ thì hơi thở của bạn (từ phổi đi ra) vẫn có mùi khó chịu.


Do vậy, bạn khó có cách nào để tránh được mùi tỏi, ngoại trừ việc át mùi này bằng một vài mùi khác mạnh hơn (và dễ chịu hơn) như mùi tây (parsley) hoặc trà bạc hà nóng. Bạn có thể nhai hạt cà-phê hoặc uống sữa sau khi ăn tỏi để tránh mùi hôi. Mặc dù tỏi là một trong những thức ăn cực kỳ tốt cho cơ thể, bạn cũng cần phải chú ý tới tác dụng phụ không dễ chịu chút nào của nó để tránh … làm phiền những người xung quanh sau khi ăn

Bài liên quan

Bài liên quan