Những vật dụng gì xung quanh chúng ta phát ra tia phóng xạ?


French test


Không phải chỉ đợi tới khi có sự rò rỉ hạt nhân từ các nhà máy điện nguyên tử, từ các kho vũ khí hạt nhân … thì cơ thể chúng ta mới “có cơ hội” để tiếp xúc với các tia phóng xạ. Trên thực tế, phóng xạ xuất hiện từ khá nhiều nguồn khác nhau trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên các nguồn này đều ở giới hạn cực kỳ an toàn với cơ thể con người. Tổng cộng cơ thể con người có thể tiếp nhận lượng phóng xạ tương đương 600mrem/năm (còn rất xa mới đạt tới lượng có thể gây hại cho con người) từ các nguồn dưới đây.


Thức ăn :


Tất cả các loại rau cỏ, thịt súc vật … đều có chứa một lượng nhỏ đồng vị K-40 và Ra-226 (Radium). Ngoài ra, nguồn nước trong tự nhiên cũng có chứa một lượng cực nhỏ đồng vị phóng xạ của Uranium và Thorium. Tuy nhiên, gộp tất cả các lượng phóng xạ đi từ thức ăn, đồ uống lại cũng chỉ lên tới 30mrem/năm.


Mặt trời :


Mặc dù lớp không khí dày của Trái Đất đã đóng vai trò là một chiếc áo cực tốt để che chắn các tia phóng xạ có hại đi từ Mặt trời tới Trái Đất thì ở đâu đó các tia phóng xạ này vẫn có thể lọt qua và gây hại cho con người, đặc biệt là trong thời kỳ Mặt trời có các hoạt động mạnh bất thường. Những người sống ở trên vùng núi cao thì có khả năng phải nhận tia phóng xạ nhiều hơn từ Mặt trời so với những người ở đồng bằng. Ví dụ tại Mỹ ở Denver người ta sẽ phải nhận một lượng tia phóng xạ từ Mặt trời với cường độ khoảng 50mrem/năm trong khi tại các vùng thấp ngang với mặt nước biển chỉ là 25mrem/năm.


Máy bay đường dài :


Khi bay trên không trung với một thời gian đủ dài (trên 8 tiếng), con người sẽ nhận lượng phóng xạ từ 2-5 mrem, bằng 1/2 so với việc khi đi chụp X-quang (10 mrem). Ngoài ra, ngay kể cả khi đi qua cửa kiểm soát an ninh, người ta cũng sẽ nhận một lượng vô cùng nhỏ tia phóng xạ chiếu qua người (0.002 mrem).


Điện thoại di động :


Mặc dù còn rất nhiều tranh cãi xung quanh việc điện thoại di động có hại cho con người hay không thì có một bằng chứng rõ ràng là khi sử dụng điện thoại di động, con người cũng chịu ảnh hưởng của các loại tia khác nhau. Để kiểm tra điện thoại của mình có an toàn hay không, bạn cần tra cứu chỉ số SAR (specific absorption rate), trong đó 0.3W/kg được gọi là mức thấp còn 1.6W/kg là mức cao, có thể gây nguy hiểm. Ngoài ra, nên sử dụng headphone để nói chuyện khi bạn có cuộc thoại trong thời gian dài, tránh để điện thoại tiếp xúc với tai quá lâu. Hãy tra cứu bảng dưới đây để biết xem điện thoại của mình có nằm trong 20 loại điện thoại có mức SAR cao nhất hay không.


Các thiết bị y tế :


Trên thực tế, trung bình các thiết bị y tế sẽ là thủ phạm gây ra 96% lượng tia phóng xạ chiếu vào một người bình thường, do vậy bạn nên tránh tiếp xúc với các thiết bị y tế có chứa tia X (như máy X-quang, máy chụp cắt lớp CT-Scan…) Đương nhiên, các thiết bị này càng ngày càng hiện đại và càng an toàn đối với con người nhưng tiếp xúc lâu trong một thời gian dài thì vẫn có hại.

Bài liên quan

Bài liên quan