Cho con chơi smartphone là hủy hoại cuộc đời con

Từ khóa

Cha mẹ thường để cho con trẻ làm quen với các thiết bị thông minh từ sớm, nhưng mặt trái của chúng lại mang đến những hậu quả khó lường.

Một khảo sát tại Mỹ cho thấy, cứ 10 vị phụ huynh thì có 7 người cho con dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng hay các thiết bị công nghệ khác. Nghiên cứu của Đại học Lowa còn cho thấy, có tới 90% trẻ 2 tuổi đã biết sử dụng điện thoại và máy tính bảng.

Tại Việt Nam con số này cũng không hề kém cạnh. Chúng ta có thể bắt gặp cảnh những đứa trẻ mê mệt với điện thoại ở bất cứ đâu. Thậm chí, nhiều ông bố bà mẹ còn tự hào khoe rằng con mình thông minh, biết sử dụng smartphone mà không cần ai dạy, còn dùng giỏi hơn cả bố mẹ.

Nhưng bạn đâu hề biết, chính những chiếc điện thoại thông minh ấy lại đang hủy hoại con của bạn từng ngày.

1. Nguy cơ cận thị

Vì sao mà tỉ lệ trẻ bị cận thị sớm ngày một tăng cao đến mức báo động? Câu trả lời chính là từ việc bố mẹ thường xuyên cho con chơi điện thoại, máy tính bảng hay xem tivi quá nhiều.

Ánh sáng từ các thiết bị công nghệ này vô cùng có hại cho mắt. Các hình ảnh và chữ quá nhỏ khiến mắt trẻ phải điều tiết liên tục, gây ra chứng cận thị, loạn thị ngay khi trẻ còn chưa đến trường.

2. Điện thoại thông minh khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, dễ thịnh nộ

Các chuyên gia đã cảnh báo rằng, nếu các bậc phụ huynh cứ liên tục dùng điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị công nghệ để xoa dịu cơn bực tức, hay mè nheo của trẻ, thì đứa trẻ đó sẽ trở nên hư hơn, thường xuyên cáu kỉnh và dễ thịnh nộ.

cho con choi dien thoai la giet con 1 suckhoenhi.v

Khi sử dụng smartphone trở thành thói quen, đứa trẻ đó sẽ bị thay đổi hành vi và tính cách, trở nên bướng bỉnh, khó bảo hơn rất nhiều.

3. Làm tăng khả năng bị bệnh tâm thần

Khi chơi các thiết bị công nghệ thông minh, cảm xúc của trẻ dễ bị tách ra, có rất nhiều trẻ bị cyberbulled (thuật ngữ chỉ tình trạng bạo lực internet). Ngoài ra, những hình ảnh và các diễn đàn trực tuyến có thể làm cho một đứa trẻ mới lớn hoặc trẻ vị thành niên cảm thấy khó chịu về cơ thể đang phát triển của mình.

Theo các chuyên gia, nếu bố mẹ thường xuyên cho con chơi smartphone hoặc máy tính bảng là một yếu tố làm tăng trầm cảm, lo âu, rối loạn phản ứng gắn bó, rối loạn thiếu tập trung, rối loạn tâm thần, và hành vi của trẻ có vấn đề.

4. Làm méo mó mối quan hệ với cha mẹ

Nghiên cứu cho thấy rằng, từ 0 – 2 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ. Trong thời gian này, não bộ của trẻ tăng 3 lần về kích thước và phát triển mạnh về tư duy, cảm xúc và tình cảm. Đây cũng là lúc lời nói và sự giao tiếp giữa bố mẹ với con sẽ kích thích phát triển về trí tuệ, và tăng cường gắn kết tình cảm gia đình.

Thế nhưng, thời đại ngày nay, vì ngại phải trông con và muốn dỗ cho con nín khóc, dỗ cho con ăn, nhiều phụ huynh lại lợi dụng smartphone để làm đồ chơi cho con. Điều này vô cùng tai hại.

Bởi điện thoại khiến bạn trở nên lười trông con, bố mẹ và con ít giao tiếp với nhau, mà thay vào đó là giao tiếp thường xuyên với điện thoại. Điều đó sẽ tạo ra khoảng cách rất lớn giữa bố mẹ với con mà bạn không thể tưởng tượng nổi.

5. Lạm dụng điện thoại cho con chơi có thể gây nghiện

Các thiết bị công nghệ luôn là một thế giới đầy cuốn hút và thú vị với mọi đứa trẻ. Một khi đã sử dụng như một thói quen, đứa trẻ có thể bị “nghiện” smartphone. Đã có rất nhiều gia đình gặp phải tình trạng này.

cho con choi dien thoai la giet con 2 suckhoenhi.v

Nếu không được chơi smartphone con sẽ không ăn, không ngủ, quấy khóc và đập phá đồ đạc. Bạn có thể vô tình coi thường những biểu hiện này. Nhưng nó lại là một tín hiệu cho thấy tinh thần và cảm xúc của bé đang phát triển một cách hết sức tiêu cực, và đáng lo ngại đấy.

6. Ảnh hưởng đến khả năng học hỏi

Theo một nghiên cứu, điện thoại thực sự có hại cho khả năng học hỏi của trẻ vì nó làm trẻ sao lãng sự chú ý. Bác sĩ Jenny Radesky, giảng viên lâm sàng khoa Nhi tại Đại học Boston cảnh báo rằng: “Các thiết bị này cũng tác động đến sự phát triển giác quan vận động và kỹ năng vận động tinh (việc cầm, nắm đồ vật), ảnh hưởng đến khả năng học tập môn toán và khoa học”

Video và trò chơi trực tuyến cũng hạn chế những sáng tạo và trí tượng mới chớm nở của trẻ, làm chậm phát triển giác quan vận động và thị giác.

7. Hạn chế khả năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp của trẻ chỉ được rèn luyện và bồi đắp khi chúng thường xuyên tiếp xúc và trò chuyện trực tiếp với người khác. Nhưng nếu bạn để con chơi điện thoại, thì bé sẽ chẳng quan tâm tới bất cứ thứ gì khác nữa.

Con không muốn giao tiếp hay trò chuyện với ai cả, trẻ trở nên vô tâm, không có hứng thú với mọi thứ mà chỉ chuyên tâm với chiếc điện thoại mà thôi. Lâu dần, cảm xúc của trẻ chậm phát triển, các kỹ năng trò chuyện, giao tiếp vô cùng hạn chế.

8. Trẻ dễ bị lạm dụng tình dục qua mạng

Hiện nay việc lạm dụng tình dục khá phổ biến. Đây là một trong những thủ đoạn của những kẻ có hành vi lệch lạc trong tình dục của trẻ.

Chúng sẽ cố gắng tiếp cận, dụ dỗ trẻ cùng tham gia vào diễn đàn, chia sẻ ảnh hoặc nội dung khiêu dâm, đồ trụy. Sau đó chúng sẽ cố gắng tiếp cận trẻ ngoài thực tế để thực hiện hành vi lạm dụng tình dục của mình.

Có một điều khá lo ngại là những hành vi như thế có thể diễn ra tại bất kỳ nơi nào trong môi trường Inernet: đó có thể là mạng xã hội, diễn đàn, game, phòng chat… Chúng có thể ẩn danh như những người bạn đáng tin cậy để tiếp cận trẻ. Điều quan trọng là cha mẹ hãy giúp trẻ hiểu rõ về sự tồn tại của những kẻ giống như thế để trẻ có thể đề phòng và tự bảo vệ chính mình.

9. Nội dung không phù hợp với lứa tuổi

Internet là một kho tàng kiến thức khổng lồ cho phép tất cả mọi người có thể đăng tải thông tin. Trên đó có nhiều thông tin bổ ích dành cho trẻ nhưng bên cạnh đó có nhiều thông tin không phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Do vậy để tránh cho trẻ tiếp xúc với những thông tin xấu, cha mẹ nên sử dụng một số phần mềm có thể giúp bảo vệ trẻ trước những nội dung không phù hợp.

Tuy nhiên không có bộ lọc web nào có hiệu quả 100%. Vì thế điều quan trọng là trẻ cần có sự giám sát hợp lý của người lớn.  Hãy khuyến khích trẻ nói về những điều chúng thấy trên internet, từ đó sẽ dễ dàng giúp bạn nắm bắt được những nội dung mà trẻ tiếp cận.

Theo GĐVN

Bài liên quan

Bài liên quan