Phi công có thể sống trên tàu vũ trụ bao nhiêu lâu mà không ảnh hưởng tới sức khỏe?


Earth and International Space Station (NASA, 04/17/10)


Kỷ lục sống lâu nhất trên tàu vũ trụ được thiết lập do bác sỹ người Nga có tên Valeri Polyakov, người đã ở trên trạm Mir từ 8/1/1994 tới tận 22/3/1995 (437 ngày, 58 phút, 16 giây). Những người Nga cũng là những người ở trên các trạm vũ trụ lâu nhất để nghiên cứu sự tác động của tình trạng không trọng lượng với sức khỏe của con người. Ngay từ lâu, người ta đã biết rằng để có thể sống lâu dài trong không gian cách xa Trái đất, họ và cơ thể của họ phải có khả năng làm quen được với tình trạng không trọng lượng. Do được sinh ra trên Trái đất, cấu tạo cơ thể của con người được sinh ra với khung xương vững chắc để trụ lại được với lực hút của Trái đất. Trong khi đó, ở ngoài không gian vũ trụ không hề có lực hút này, do vậy xương của các phi công sẽ dần dần thoái hóa và có thể có khả năng bị vỡ vụn bất cứ lúc nào nếu họ ở trên các trạm vũ trụ quá lâu.


Trong những ngày đầu tiên khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tình trạng không trọng lượng lên cơ thể con người, những người Mỹ đã tin rằng con người chỉ có thể sống lâu nhất là 9 tháng trong tình trạng không trọng lượng trước khi xương của họ bị thoái hóa trầm trọng. Tuy vậy, những người Nga (đặc biệt như bác sỹ Valeri Polyakov) có thể sống trên các trạm vũ trụ lâu hơn 1 năm. Với khẩu phần dinh dưỡng 3000 calories một ngày + chế độ tập luyện thường xuyên, họ có thể sống được lâu hơn so với mốc 9 tháng của người Mỹ. Tuy vậy ngay cả khi đã tập luyện, thông thường các nhà du hành vũ trụ ở lâu trên các trạm vũ trụ khi quay lại Trái đất cũng phải mất ít nhất là vài ngày để khôi phục lại khả năng đi + đứng một cách thăng bằng như người bình thường.

Bài liên quan

Bài liên quan