Cho tới bây giờ thì nguồn gốc của nước (bao phủ tới 70% bề mặt Trái đất) của hành tinh nơi chúng ta đang sinh sống vẫn còn là một điều bí ẩn đối với các nhà khoa học. Rất nhiều người trong số họ tin rằng thay vì nước đã được tổng hợp một cách tự nhiên bằng các phản ứng hóa học trong quá trình tạo thành Trái đất thì nó có thể có nguồn gốc từ bên ngoài Trái đất do một số vụ va chạm với các tiểu hành tinh khác.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng nước trên bề mặt của Trái đất chắc chắn sẽ bị bốc hơi hết (nếu có tồn tại) vào 4.5 tỷ năm trước bởi mặt trời (lúc đó còn rất nóng so với bây giờ). Điều này có nghĩa rằng nước sau đó phải được mang tới từ một nơi khác, từ một hành tinh nằm xa mặt trời để không bị bay hơi hết nước.
Trong một khoảng thời gian dài, các nhà thiên văn học đã nghĩ rằng sao chổi với cái đuôi chứa đầy đá và băng trong một vài lần va quẹt và đi qua hệ mặt trời sẽ mang lại nước cho Trái đất. Tuy vậy, các tính toán sau này cho thấy các sao chổi đang tồn tại và có khả năng đi qua hệ mặt trời như Halley, Hyakutake, Hale-Bopp chứa nước nặng so với nước ở trên Trái đất (đồng vị khác của Hydrogen) và không phải là nguồn gốc mang lại nước trên Trái đất.
Sau khi đã loại bỏ sao chổi ra khỏi danh sách, các nhà thiên văn học bắt đầu nghĩ tới vành đai thiên thể xung quanh hệ mặt trời. Mặc dù có rất nhiều thiên thể có quỹ đạo gần với mặt trời nên không thể giữ được nước, một vài thiên thể khác như 24 Themis đã tìm thấy dấu vết đầu tiên của băng ở trên đó.
Để có kết luận chính xác hơn về khả năng chứa nước trên các thiên thể này, chúng ta cần phải đợi kết quả nghiên cứu trong một vài năm tới từ các tàu vũ trụ nghiên cứu đã và sẽ được phóng đi (ví dụ như dự án DAWN của NASA). Việc nghiên cứu về nước là rất quan trọng bởi nếu không có nước, sự sống (trên Trái đất hoặc các hành tinh khác) sẽ rất khó để tồn tại và duy trì.