Mỳ ăn liền được phát minh ra bởi người Trung Quốc tại Nhật Bản


Lịch sử quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc – Nhật Bản đã trải qua khá nhiều thăng trầm. Vào năm 400, năm mà Trung Quốc và Nhật Bản lần đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao thì Trung Quốc có công nghệ phát triển hơn Nhật Bản khá nhiều. Người Nhật đã học từ Trung Quốc kỹ năng viết, làm giấy, sử dụng lịch của người Trung Quốc và du nhập cả Phật giáo từ Trung Quốc. Tuy vậy, tình hình dần dần thay đổi và tới thế kỷ XIX, Nhật Bản đã bắt đầu có phần vượt trội hơn người hàng xóm to lớn của mình.


Kofoo: Hot and Spicy Noodle Soup with Rice Cakes


Năm 1910, hai đầu bếp Trung Quốc làm việc tại nhà hàng Rairaken ở Tokyo đã giới thiệu một món ăn mới làm từ nước xuýt mặn và mỳ. Hai người đầu bếp này gọi món ăn của họ là Shina Soba (Shina ~ China còn Soba là mỳ làm từ bột kiều mạch). Sau chiến tranh thế giới thứ 2, với những lỗi lầm mà người Nhật gây ra cho Trung Quốc (gần 20 triệu người Trung Quốc đã bị giết), Shina Soba đã được bỏ chữ Shina đi và thay vào đó là Chuka Shoba.


Một bước ngoặt mới đã xuất hiện với mỳ Shoba vào năm 1958 khi một doanh nhân có tên là Momofuku Ando đưa ra phiên bản mỳ Shoba đóng gói và có thể ăn liền. Shoba được rán kỹ, thêm vị gà, rút bớt nước và đóng gói với tên Chikin Ramen. Từ Ramen cũng được xuất phát từ hai từ trong tiếng Trung Quốc là la/mian. Sau đó, mỳ ăn liền Ramen bắt đầu được bán ra toàn thế giới với các vị khác nhau (cà-ry, tôm, rau, chua cay …) nhờ giá thành rẻ, không phải chế biến gì nhiều mà có thể ăn ngay tức khắc…


Năm 2005, gần 90 tỷ gói mỳ Ramen đã được ăn khắp nơi trên toàn thế giới. Vào khoảng thời gian này, Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã có quan hệ ngoại giao tốt hơn rất nhiều, trừ việc tranh chấp trên quần đảo Senkaku (giống việc Trung Quốc cố tình xâm phạm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Ông Ando cũng đã sống rất thọ tới 98 tuổi (mất năm 2007) và không ngày nào là không ăn mỳ Ramen + đánh golf khi ông còn sống.

Bài liên quan

Bài liên quan