Tại sao có quá nhiều các trận động đất xảy ra ở khu vực bờ biển Thái Bình Dương?

Bản đồ động đất ở Thái Bình Dương

Nhìn hình trên (click để phóng to), bạn có thể thấy các trận động đất từ năm 2000 trở lại đây có cường độ trên 8 độ Richter đều xảy ra ở khu vực xung quanh Thái Bình Dương.  Quay trở lại lịch sử, 17/10/1989 cũng đã xảy ra một trận động đất mạnh ở San Francisco và đây là trận động đất đầu tiên được truyền hình trực tiếp tại Mỹ. Ngoài ra, các khu vực như Indonesia, Philippines, Nhật Bản, Trung Quốc, Chile cũng thường xuyên phải chịu các cơn địa chấn nhỏ.

Động đất xảy ra khi lớp đá ở phía dưới mặt đất chuyển động. Đơn giản là nếu bạn đặt một chiếc lọ cắm hoa lên trên bàn, đổ đầy nước và sau đó di chuyển chiếc bàn hoặc dùng một chiếc bàn khác chạm nhẹ vào chiếc bàn có lọ cắm hoa, bạn sẽ thấy nước trong lọ cắm hoa rung rinh. Nếu chạm mạnh hơn, lọ cắm hoa có thể đổ. Lớp đá ở phía dưới không đơn giản chỉ bé như chiếc bàn mà to hơn rất nhiều nên va chạm giữa chúng cũng tạo ra khối năng lượng khổng lồ trong một thời gian ngắn. Khối năng lượng này được giải tỏa trên mặt đất tạo ra các cơn địa chấn phá hủy nhà cửa, trường học, bệnh viện và gây thiệt hại nặng nề cho người dân ở khu vực đó.

90% các trận động đất xảy ra tại biên giới, tại rìa của các kiến tạo địa tầng học (tectonic plate). Khu vực Thái Bình Dương lại là khu vực có nhiều kiến tạo địa tầng học (bao gồm các địa tầng Thái Bình Dương, địa tầng Filippino, địa tầng châu Úc, địa tầng Nam cực, địa tầng Juan de Fuca, địa tầng Cocos, địa tầng Nazca …) và tiếp giáp với các địa tầng như địa tầng Caribbean, địa tầng Ấn Độ, địa tầng Âu-Á (Eurasian Plate). Các địa tầng này va chạm tạo ra các vết nứt gẫy và các trận động đất khủng khiếp. Ví dụ như trận động đất mới đây tại Sendai, Nhật Bản là do đất nước này nằm đúng ở giao điểm của 3 địa tầng : địa tầng Âu-Á, địa tầng Thái Bình Dương và địa tầng Filippino.

Thái Bình Dương là tên do nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đặt tên vào năm 1520. Trong suốt cuộc hành trình của ông từ eo biển Magellan đến Philippines, Magellan đã không gặp bất cứ trở ngại nào. Tuy nhiên, Thái Bình Dương không phải lúc nào cũng “thái bình” và trên thực tế là bão, động đất, sóng thần thường xuyên xảy ra xung quanh khu vực này, gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của. Việt Nam may mắn nằm phía ngoài của khu vực Thái Bình Dương nên thường chỉ bị bão hàng năm chứ hầu như không bị các đợt động đất, sóng thần làm hại như các quốc gia lân cận khác. 

Bài liên quan

Bài liên quan