Mẹ có 2 con trở lên, phải nhớ mà làm những điều này ngay

Từ khóa

Khi bố mẹ có nhiều hơn một đứa con, thời gian và sự quan tâm bạn dành cho mỗi đứa trẻ cũng có sự phân bổ khác nhau, điều này là một thử thách của việc làm cha mẹ. Vì vậy, hãy làm những điều dưới đây để nuôi dạy con thật tốt.

Mẹ có 2 con trở lên, phải nhớ mà làm những điều này ngay

Những đứa trẻ không cảm nhận được sự gắn bó tình cảm với bố mẹ mình có xu hướng bộc lộ những điều đó ra ngoài khi lớn lên. Chúng thường “ít thực hiện theo nguyên tắc của gia đình, gây sự chú ý của bố mẹ theo cách không tích cực, bao gồm đánh nhau với anh chị em hay “nổi loạn” ở trường”, theo tiến sĩ, nhà tâm lý học Laura Kauffman ở Menlo Park, California (Mỹ).

“Mục đích của cha mẹ là truyền tải một tình yêu vô điều kiện với con bằng cách hướng sự chú ý về phía chúng, nhưng với một giới hạn rõ ràng để trẻ không cảm thấy tồi tệ khi sự chú ý đó bị gián đoạn (không thể tránh khỏi). Sự cân bằng sẽ giúp con hiểu rằng có lúc con sẽ nhận được toàn bộ sự quan tâm chú ý của bố mẹ, nhưng có lúc thì không”, bà cho biết thêm.

Bà cũng chia sẻ 5 điều mà bố mẹ nên làm để các con luôn cảm thấy mình được yêu thương một cách đặc biệt:

1. Giao tiếp bằng mắt

Bố mẹ tưởng rằng mình có thể vừa lắng nghe con trò chuyện vừa dán mắt vào máy tính để gửi nốt một cái mail, nhưng thực tế, việc bạn chia sẻ sự chú ý của mình trong khi nghe con nói có thể khiến con nghĩ rằng bạn chỉ đặt bé ở vị trí thứ 2.

co 2 dua con suckhoenhi.vn

Có hơn 2 đứa con nghĩa là bố mẹ cần phải yêu thương con gấp nhiều lần

Vì vậy, nếu con muốn nói chuyện với bạn, hãy gạt công việc sang một bên, dành cho con sự chú ý trọn vẹn, dùng ánh mắt bạn để thể hiện điều đó với con. Nếu bạn không thể trò chuyện cùng con ngay lúc đó, hãy nói với chúng dành cho bạn một khoảng thời gian khác, nhưng bạn phải chắc chắn sẽ làm được điều  đó.

2. Dành toàn bộ một khoảng thời gian cho con mỗi ngày

Không cần nhiều, chỉ 15 phút mỗi ngày là đủ. Hãy để con “toàn quyền quyết định” những hoạt động cùng cha mẹ trong khoảng thời gian đó, chơi gì, nói chuyện gì, ăn gì… Nếu có thể, hãy “ném” chiếc điện thoại qua một bên để bạn không “tiện tay” lên mạng một chút.

3. Hỏi những câu hỏi quan tâm

Hãy vượt ra khỏi những cuộc nói chuyện “kinh điển” giữa bố mẹ và con cái kiểu “trường lớp/bài vở thế nào?”. Thay vào đó, hãy hỏi con những vấn đề khác trong cuộc sống, những điều gần gũi và gây hứng thú với con, như chương trình truyền hình yêu thích hay bộ phim hoạt hình con đang xem diễn biến đến đâu rồi chẳng hạn.

4. Thể hiện những hành động tình cảm

Nếu bạn không phải một ông bố bà mẹ kiểu “mùi mẫn” thì hãy nên bắt đầu thể hiện tình cảm nhiều hơn với con. Một nụ hôn trên má, một cái ôm thật chặt trước khi đi ngủ sẽ khiến bé cảm thấy mình được yêu thương. Bạn cũng có thể tạo ra những “mật mã”  vui vẻ với con, ví dụ như một ký hiệu tay đặc biệt chẳng hạn, nó sẽ cho con thấy được sự kết nối với bố mẹ.

5. Yêu những điều trẻ yêu

Chắc chắn bạn không thể nhảy cẫng lên khi con thắng một game khó nhằn giống con được, nhưng thể hiện sự yêu thích và tôn trọng đối với những thứ con thích là rất cần thiết. Điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy mình quan trọng và có giá trị với bố mẹ như thế nào.

Chịu khó lắng nghe khi con giải thích về quá trình xây lâu đài lego, khuyến khích và sẵn sàng giúp đỡ nếu trẻ có một sở thích nào đó. Theo tiến sĩ Kauffman, chia sẻ đam mê cùng con không chỉ khiến trẻ cảm thấy mình luôn được hỗ trợ, mà còn có cảm giác “chúng đủ quan trọng để khiến bạn dành thời gian quý báu của mình với chúng”.

Làm thế nào để chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi chúng sắp có em?

1. Thời gian báo tin

Không có một câu trả lời phù hợp cho câu hỏi này mà nó phụ thuộc nhiều vào độ tuổi và sự trưởng thành của bé lớn nhà bạn. Trẻ em có một ý tưởng rất trừu tượng về thời gian và nếu bạn nói với bé sớm quá, bé sẽ không thể nhận thấy được. Ngoài ra trẻ nhỏ rất khó giữ được bí mật, bạn sẽ khó có thể giữ kín được thông tin trước khi bạn sẵn sàng chia sẻ với mọi người. Trẻ tuy còn bé nhưng cũng rất sâu sắc và việc không biết những gì đang xảy ra với mẹ có thể làm trẻ lo lắng.

Vì vậy khi bạn thông báo cho em bé của mình thì cũng nên chắc chắn tin tức cũng đã được chia sẻ với mọi người khác.

2. Thông báo như thế nào?

Khi thông báo cho trẻ hãy nói thật ngắn gọn và ngọt ngào với bé. Bạn có thể nói đại loại như bố mẹ đã quyết định có thêm một em bé nữa và bụng của mẹ sẽ lớn dần cho đến khi em bé được sinh ra.

Một số trẻ có tính tò mò thì muốn biết nhiều hơn và các trẻ lớn thì thường luôn muốn biết nhiều. Câu hỏi đáng sợ nhất mà nhiều phụ huynh phải đối mặt là làm thế nào mà em bé lại ở được trong đó. Nhiều em bé phân vân rằng có phải mẹ nuốt phải cái gì đó.

3. Giúp trẻ tìm hiểu về em bé

Nếu em bé lớn nhà bạn không có nhiều trải nghiệm với các em bé ít tuổi hơn hãy giới thiệu bé những em bé ít tuổi hơn của bạn bè mình, lý tưởng nhất là em ruột của một trẻ khác để bé có những cảm giác mình mong muốn gì từ một em bé.

Bạn có thể giúp bé làm quen vai trò của anh/chị bằng cách cho bé chơi đồ chơi với một em búp bê hoặc thú nhồi bông. Chơi cũng là cách để bé học tập thể hiện cảm xúc và bạn cũng nên chơi cùng bé, giám sát và nói cho bé những điều cần thiết nếu đó là một em bé thật.

4. Hãy nói với con rằng "Con cũng đã từng là một em bé"

Đối với những trẻ có ít trải nghiệm với trẻ sơ sinh thì những biểu hiện của trẻ sơ sinh có thể làm bé sợ. Bạn hãy giúp con chuẩn bị tinh thần bằng các giải thích như "Đây là những gì em bé làm: em khóc rất nhiều, ngủ rất nhiều, ăn cũng nhiều. Công việc của bố và mẹ là phải tìm ra lý do tại sao em khóc, có thể là em bị khó chịu hoặc em đói...".

Để giúp con bạn có những mối liên hệ với em bé mới sinh của mình bạn có thể cho bé xem lại những bức ảnh hồi bé của chính mình, kể lại những câu chuyện khi bé vẫn còn là một em bé bé xíu để bé có những hồi tưởng.

Hảo Min (t/h)

Theo GĐVN

Bài liên quan

Bài liên quan