Lần đầu làm mẹ không tránh khỏi bỡ ngỡ và mắc những sai lầm không nên có, dưới đây là 7 lỗi thường gặp mà bạn cần biết để thay đổi.
Nhiều bậc cha mẹ có con đầu lòng lại thể hiện những phản ứng thái quá với các vấn đề ọc sữa, nôn trớ và những thứ khác của bé. Tuy nhiên đây là những vấn đề bất cứ ai cũng gặp phải khi lần đầu làm cha mẹ
Sinh con là niềm hạnh phúc với nhiều người nhưng cũng có thể trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người khác nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Khi con ra đời, có nhiều thứ phải lo lắng khiến bạn trở nên mất kiểm soát.
Sai lầm thứ 1: Hoảng loạn với mọi thứ
Nhiều người lần đầu làm mẹ thể hiện những phản ứng thái quá với các vấn đề ọc sữa, nôn trớ và những thứ khác mà bé làm. Bạn nên biết rằng bé có thể cảm nhận được sự lo lắng đó. Rất nhiều bậc phụ huynh “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” cho những chuyện nhỏ nhặt, bỏ phí cả nguyên năm đầu đời của bé rất đáng tiếc.
Bé có đi tiêu quá nhiều hay quá ít? Bé có ọc sữa nhiều quá không? Bé có thể ăn dặm được chưa hay còn quá bé? Bé khóc vậy là ít hay nhiều? Những câu thắc mắc nghe quen quá phải không? Lẽ ra bạn có thể thoải mái hưởng thụ cuộc sống trong năm đầu đời của bé, thay vì để những lo lắng này gây cản trở điều đó. Giờ thì bạn biết phải làm gì rồi nhé!
Sai lầm thứ 2: Không để cho bé khóc
Các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng nhiệm vụ của họ là để bé không khóc nữa. Đây thật ra là do chúng ta kết nối việc khóc với tình hình thực tế là có điều gì đó không đúng và ta phải sửa chữa điều đó. Thế nhưng, bạn nên biết khóc như một “thiết kế mặc định” của các bé. Những thiên thần nhỏ này có thể chẳng có vấn đề gì với tã lót, được bú đầy đủ, nhưng vẫn cứ khóc. Thế đấy!
Có thể nói khóc chính là đặc quyền của bé. Nhưng nếu bé nhà bạn không nguôi trong vòng một giờ và xuất hiện triệu chứng sốt, phát ban hoặc nôn mửa kéo dài, hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay càng sớm càng tốt.
Sai lầm thứ 3: Đánh thức bé dậy để bú
Đây là sai sót hay do quan điểm sai lầm? Trẻ còn bú sữa có thể và nên được cho ngủ suốt đêm. Nhưng có quan điểm sai lầm cho rằng sữa mẹ không đủ “ấm bụng” để trẻ sơ sinh có thể ngủ suốt đêm dài. Thực tế, bạn nên biết ngủ suốt đêm mang lại ích lợi cho mẹ lẫn bé nhóm tuổi còn đang bú sữa nha.
Sai lầm thứ 4: Nhầm lẫn giữa ọc sữa và nôn trớ
Sự khác biệt giữa ọc sữa và nôn trớ là tần suất xuất hiện chứ không phải tính chất. Ọc sữa có thể bắn ra phòng, trong khi nôn trớ lại thiên về tần suất. Nếu bé nôn trớ cùng “virus đường ruột”, thì nó thường diễn ra mỗi 30 hoặc 45 phút bất kể giờ bé bú như thế nào.
Sai lầm thứ 5: Chủ quan với cơn sốt ở trẻ sơ sinh
Bất kỳ cơn sốt nào trên 38 độ C trong 3 tháng đầu đời của bé đều được xem là tình trạng khẩn cấp. Chỉ một ngoại lệ là cơn sốt trong 24 tiếng sau đợt tạo miễn dịch đầu tiên của trẻ sơ sinh. Một số bậc phụ huynh có thể chỉ nghĩ đơn giản “bé sốt nhẹ” và cho con uống thuốc hạ sốt. Nhưng đó chính là sai lầm của bậc cha mẹ đối với bé trong nhóm tuổi này.
Hệ miễn dịch của bé lúc này chưa có khả năng tự vận hành chống viêm nhiễm nên cần phải tìm cách hạ sốt và đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa ngay trong trường hợp bé bị sốt cao.
Sai lầm 6: Dựa dẫm quá nhiều vào sách vở, chuyên gia
Bạn có thể đã đọc rất nhiều sách viết về kỹ năng làm cha mẹ, hành vi của bé, thói quen bú, ngủ, phương pháp cho bé ăn dặm... Tuy nhiên, bản năng làm mẹ mới là điều quan trọng nhất, hãy tin tưởng chính mình để đưa ra quyết định tốt cho con bởi vì không ai hiểu rõ về con tốt hơn bạn.
Sai lầm 7: Nhận những lời khuyên không đáng tin
Nếu người khác nói bé đang gặp một vấn đề sức khỏe chẳng hạn như sốt phát ban, nhưng bản năng làm mẹ của bạn lại mách với bạn rằng không phải như thế và bạn tự nhủ mình cần tìm đến bác sĩ thăm khám cho bé. Đừng lo lắng về việc bạn có thể khiến người bạn ấy phật lòng và hãy tin rằng bạn mới là người hiểu rõ con mình nhất, vậy nên hãy hành động theo bản năng làm mẹ của mình.
Thùy Linh (t/h)
Theo GĐVN