8 lỗi phổ biến khi cho con bú

Từ khóa

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé trong những năm đầu đời. Nhưng nếu mẹ cho con bú không đúng cách, bé có thể không nhận được lợi ích từ sữa mẹ một cách triệt để.

Cho con bú là một trải nghiệm bất kỳ phụ nữ nào sau khi sinh cũng phải trải qua nhưng không phải ai cũng biết cách làm thế nào cho đúng.

Những lỗi thường gặp khi mẹ cho con bú

1/ Bú sai tư thế

Điều này có nghĩa là bé không được đặt vào đúng tư thế khi bú. Mẹ hãy thử ngồi trên giường hoặc ghế sofa, sau lưng là một chiếc gối mềm. Sau đó, đặt bé lên bụng để bé có thể bám chắc vào người mẹ hơn. Nếu chỉ đang ngồi trên ghế bình thường, mẹ nên đẩy phần hông ra trước và ngả lưng về phía sau khi cho bé bú.. Để đưa ti mẹ vào miệng bé, siết ngực nhẹ nhàng và đặt ngón cái song song với môi bé.

2/ Ngạt sữa

Một số phụ nữ có phản xạ phóng sữa nhanh khiến bé bị sặc và ngạt vì sữa mẹ chảy quá nhanh. Để làm chậm dòng chảy của sữa,  đặt lòng bàn tay lên ti và nhấn ngược về phía ngực sau khi đếm đến 5. Cách này giúp kiềm hãm dòng chảy của sữa. Mẹ có thể áp dụng từ 2-5 lần trước khi cho bé bú.

3/ Ngủ gật

Nếu bé bắt đầu gà gật ngay khi mẹ đặt lên ngực, ti của mẹ sẽ không vào đủ sâu trong miệng bé để kích hoạt trạng thái mút sữa. Bé cũng có thể ngủ gật nếu mẹ không đáp ứng được lượng sữa dồi dào và liên tục để bé tiếp tục bú. Mẹ có thể dùng 1 tay giữ bầu ngực bé bú theo hình chữ C và thực hiện thao tác xoa bóp trong 5 giây.

4/ Chỉ bú một bên

8 lỗi phổ biến khi cho con bú 1

Hai bên ngực và ti mẹ không đồng nhất nên chuyện bé thích bên này hơn bên kia là rất bình thường. Bí quyết nhỏ cho mẹ là hãy tập trung sự chú ý của bé, đặt bé vào bầu ngực bé thích, sau đó nhẹ nhàng chuyển bé sang bầu ngực bên kia trước khi bé kịp nhận ra.

Nếu bé vẫn khỏe mạnh, việc bú một bên sẽ không trở thành vấn đề lớn. Mẹ có thể vắt/ bơm lượng sữa thừa ra ngoài hoặc cứ để bên ngực đó cạn sữa. Tuy nhiên, điều này có thể khiến ngực mẹ mất cân xứng rõ rệt sau khi bé dừng bú.

5/ Cắn ti mẹ

Với các bé lớn, nếu được đặt đúng tư thế, răng bé sẽ không cắn được ti mẹ. Tuy nhiên, nếu bé vẫn cố cắn, mẹ đừng phản ứng quá mạnh hoặc đột ngột vì bé có thể tiếp tục làm như vậy để xem phản ứng của mẹ trong lần bú kế tiếp.

Các chuyên gia gợi ý mẹ nên đặt bé xuống và từ tốn nói “Con làm đau mẹ đấy”. Sau đó, mẹ rời phòng trong vài giây, nhìn bé, thủ thỉ “Không được cắn nữa nhé” và tiếp tục cho bé bú. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé cắn thử món gì đó hơi lạnh trước khi cho bú để phòng trường hợp bé cắn ti mẹ.

Bé thường ngậm ti mẹ chặt hơn khi đã bú no và bắt đầu buồn ngủ. Ngay khi thấy mi mắt bé bắt đầu khép, hãy đặt ngón út vào một bên miệng và nhẹ nhàng lấy ti mẹ ra khỏi miệng bé.

6/ Canh đúng giờ mới cho bú

Các mẹ hãy quên ngay chuyện cho con bú theo đồng hồ đi và cũng không nên cho con bú theo ý thích của mẹ. Nên cho bé bú theo đúng nhu cầu của bé, bởi nếu được bú theo nhu cầu, bé thường tăng cân một cách tự nhiên; đồng thời, giảm thiểu stress cho mẹ trong giai đoạn cho con bú.

7/ Cho bú quá lâu

Thời gian bú mỗi bầu vú là khoảng 10 phút. Trong 10 phút đó, hai phút đầu tiên bé có thể bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Hai phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn sáu phút cuối hầu như bé không bú được bao nhiêu.

Tuy nhiên sáu phút này cũng vô cùng cần thiết bởi việc bú mút sẽ kích thích tuyến sữa để làm tăng thêm lượng sữa tiết ra cho lần bú sau. Hơn nữa việc này có thể tăng thêm tình cảm mẹ con.

8/ Chỉ cho bú ở một tư thế

Nếu chỉ cho bé bú ở một tư thế trong một thời gian dài dễ gây ra tình trạng mỏi mệt cho mẹ lẫn bé. Vì vậy, mẹ nên thử cho con bú ở nhiều tư thế khác nhau. Tránh tỳ người vào bé, thay vào đó, ngồi dựa lưng ra sau và giữ trẻ ở ngang ngực. Hãy dùng gối để làm chỗ tựa.

Thùy Linh (t/h)

Theo GĐVN

Bài liên quan

Bài liên quan