Tại sao trí khôn của loài người nói chung chỉ dừng lại ở một giới hạn nhất định? Tại sao có những người có trí khôn vượt trội hơn hẳn những người khác? Não của thiên tài Albert Einstein có kích cỡ không hề to hơn não của người bình thường, vậy tại sao ông lại có thể nghĩ ra những điều mà bản thân ông cũng không hề chứng kiến tận mắt?
Lời giải đáp cho chuyện này là con người hoạt động giống như một nhà máy, trong đó não là cỗ máy điều khiển quan trọng nhất. Não phải cân bằng giữa chuyện xử lý thông tin, suy nghĩ và chuyện làm sao để tiết kiệm năng lượng nhất. Các nhà khoa học sau khi nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đầu của chúng ta nói chung chỉ chiếm 2% trọng lượng của cơ thể nhưng tiêu tốn tới 20% năng lượng của cơ thể. Trong quá trình tiến hóa của động vật nói chung và con người nói riêng, não đã được phát triển theo hướng làm sao tốn càng ít năng lượng của cơ thể càng tốt. Do vậy, não của chúng ta không phát triển theo hướng to lên về kích cỡ (thậm chí là bé đi so với người tiền sử). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là con người kém thông minh hơn. Não được tối ưu để sử dụng ít năng lượng hơn và làm được nhiều việc hơn (cũng như bộ vi xử lý của máy tính có tốc độ cao hơn), có nhiều kết nối giữa các vùng khác nhau trong não hơn.
Tuy nhiên, chắc chắn các nhà khoa học sẽ còn phải nghiên cứu thêm về vấn đề này trong một thời gian dài, đặc biệt với những người không có thể trạng tốt như bình thường nhưng vẫn thông minh hơn người thường như nhà vật lý ngồi trên xe lăn Stephen Hawking, người đã chỉ ra sự phình to của vũ trụ, sự tồn tại của lỗ đen … và là tác giả của cuốn Lược sử thời gian rất nổi tiếng.