Trọng lực của một vật thể trên bề mặt một hành tinh hay vật thể khác trong vũ trụ là lực hấp dẫn mà hành tinh (hay vật thể khác) tác động lên nó. Trọng lực tiêu chuẩn ký hiệu g0 or gn là gia tốc danh định gây ra bởi trọng lực Trái đất ở độ cao tương đương mặt biển. Theo định nghĩa, nó tương đương 9.80665 m/s2. Tuy vậy, trên thực tế do Trái Đất không phải là một quả cầu tròn vành vạnh như mọi người vẫn nghĩ mà là một quả cầu méo nên trọng lực của Trái Đất không đồng đều ở mọi nơi và đặc biệt ở Bắc Mỹ yếu hơn ở các chỗ khác. Ngoài nguyên nhân về hình dạng méo, một nguyên nhân khác cũng được tính tới là sự phân bố vật chất không đồng đều trên Trái Đất (lục địa/biển/núi…)
Mới đây, BBC đã đưa ra một công cụ trực tuyến cho phép bạn biết được ở đâu trọng lực yếu nhất, mạnh nhất cũng như hình dạng của Trái Đất tại địa điểm bạn đang sống tròn méo ra sao. Ví dụ như chúng ta có thể nhìn thấy Việt Nam cũng nằm trong phần màu xanh (trọng lực thấp hơn mức trung bình) với bên trái là Ấn Độ Dương, bên phải là biển Đông và Thái Bình Dương tương đối … méo. Dữ liệu này được các nhà khoa học thu thập từ một vệ tinh có tên là GOCE (Gravity Field and Steady-State Ocean Circulation Explorer) và là dữ liệu về trọng lực chính xác nhất từ trước tới nay. Nếu bạn nghĩ rằng Trái Đất tròn như một hòn bi ve hoặc một trái táo tây thì hãy suy nghĩ lại bởi trên thực tế Trái Đất của chúng ta giống một … củ khoai tây nhiều hơn.