Trong nỗ lực nghiên cứu lý do tại sao bé trai sinh ra lại thường có cân nặng lớn hơn bé gái, các nhà nghiên cứu tại trường Havard và học viện Karolinska (Stockholm, Thụy Điển) đã phát hiện rằng các bà mẹ mang bầu bé trai thường ăn nhiều hơn các bà mẹ mang bầu bé gái ít nhất là 10% lượng calories hàng ngày. Nghiên cứu này cũng đã được đăng tải chính thức trên tạp chí British Medical Journal ngày 7/6/2003.
Nghiên cứu được thực hiện trên 244 bà mẹ tại Mỹ đang mang bầu ở tháng thứ 4 tới tháng thứ 6. Các bà mẹ có bầu bé trai thường đòi hỏi nhiều hơn các bà mẹ mang bầu bé gái tới 8% lượng protein, 9% lượng carbohydrate , 11% lượng mỡ động vật, và 15% lượng mỡ thực vật. Tuy vậy, việc ăn nhiều hơn này không làm cho trọng lượng của bà mẹ tăng lên nhiều hơn mà chỉ làm cho trọng lượng thai nhi tăng nhiều hơn. Dường như việc này xảy ra liên quan tới việc có nhiều testosterone hơn trong cơ thể người mẹ khi có bầu bé trai để tạo ra tinh hoàn của bé nhưng kết luận này còn cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
Điều này cũng có thể được giải thích một cách tự nhiên rằng bé trai khi sinh ra đã được mong muốn rằng sẽ mạnh khỏe để thực hiện được các công việc nặng hơn bé gái trong phần sau của cuộc đời, do vậy nó cần phải có sức khỏe ngay từ lúc sinh ra. Nếu cho rằng vậy thì chúng ta cần phải ăn nhiều hơn để có bé trai cũng không có căn cứ khoa học. Trên thực tế, các nhà khoa học cho rằng thai nhi sẽ tự phát ra tín hiệu cho bà mẹ yêu cầu ăn nhiều hơn một cách tự nhiên nên các bà mẹ không phải cố ăn ép cho thật nhiều nếu mình không cảm thấy cần thiết phải ăn. Các nhà khoa học cũng khẳng định rằng nếu không được ăn đủ thì các bé trai khi sinh ra đời sẽ dễ mắc bệnh hơn các bé gái trong khi phát triển và trưởng thành.