Margarine (bơ thực vật) được ra đời từ một giải thưởng của Napoleon III


White Bread, 1964,  oil on canvas by James Rosenquist


Năm 1869, Napoleon III đã công bố rằng ông sẽ trao giải cho bất cứ ai tìm ra được chất thay thế cho bơ. Napoleon III muốn có một cái gì đó ăn vẫn ngon như bơ nhưng rẻ hơn bơ và có thể dễ dàng sản xuất để cung cấp cho giới công nhân lao động. Nhà hóa học người Pháp có tên Hippolyte Mège-Mouriés đã tìm ra được một hợp chất tương đối thơm ngon khi kết hợp mỡ bò với dạ dày lợn và đặt tên cho hợp chất này là oleomargarine (xuất phát từ acid margaric và acid oleic). Mặc dù khá thơm ngon nhưng sự phát triển và lan tỏa của loại thức ăn mới này ra ngoài thế giới lại bị ngăn trở khá lớn bởi những nông trại tại Mỹ vì lo sợ sẽ bị cạnh tranh. Tại Úc cũng không khá hơn, cho tới thập niên 1960 thì người dân Úc mới được phép mua margarine có màu như bơ.


Cái tên margarine được xuất phát từ oleomargarine của Hippolyte và sau này bằng sáng chế ra margarine đã được Hippolyte bán lại cho một công ty Hà Lan có tên là Jurgens vào năm 1871 (công ty này là tiền thân của Unilever hiện nay). Ngày nay, margarine nói chung trên thế giới được dùng để chỉ cho tất cả các chất thay thế cho bơ và không chỉ được sản xuất bởi mỡ bò và dạ dày lợn mà còn được sản xuất từ dầu thực vật như dầu hoa hướng dương, dầu đậu nành … nên mới hay được gọi là bơ thực vật ở Việt Nam.


Gần đây, các nhà khoa học đã dấy lên tranh luận khá gay gắt về việc bơ thực vật có lợi hay có hại (do việc có trans-fat và làm tích tụ cholesterol có hại trong người). Trong một bài viết được đăng trên báo Tiền Phong, các nhà khoa học đã khuyên rằng không nên ăn bơ thực vật nhiều bởi lý do sau :



Bơ được tách ra và chế biến từ sữa động vật (chủ yếu là từ sữa bò) nên chứa nhiều acid béo bão hòa. Còn bơ thực vật (margarine) được chế biến từ dầu thực vật qua quá trình hydro hóa, để làm thành dạng cứng có thể đóng thành bánh như bơ. Trong quá trình hydro hóa, phần lớn acid béo không no (chưa bão hòa) chuyển thành acid béo no (bão hòa) nên không còn tính tốt (có lợi cho sức khỏe) như khi còn là dầu thực vật. Ngoài ra trong quá trình hydro hóa, một phần không ít các acid béo bị chuyển vị (dạng trans) là những chất không có lợi cho sức khỏe.


Bởi vậy, bơ thực vật không nên ăn nhiều, nó chỉ là nguyên liệu tiện lợi cho việc sản xuất thực phẩm như mỳ ăn liền, các loại bánh ngọt. Ở nhiều mức, người ta quy định chỉ bán các loại bơ thực vật (marganrine) trên nhãn mác có ghi “0” axit béo chuyển vị cho người tiêu dùng trực tiếp.


Do vậy, tuy ý tưởng sử dụng bơ thực vật để thay thế cho bơ động vật theo mong muốn của Napoleon III từ xa xưa cho tới nay vẫn còn được sử dụng và có giá trị nhưng bạn cũng cần sử dụng các loại bơ thực vật chứa các chất có hại cho sức khỏe (như trans-fat) ở hàm lượng cho phép và tránh không lạm dụng dẫn tới việc gây hậu quả xấu cho cơ thể.

Bài liên quan

Bài liên quan