Tại sao khi lo lắng thì gan bàn tay và lòng bàn chân lại bị đổ mồ hôi?


terrified sandwich closeup


Chức năng cơ bản nhất của việc đổ mồ hôi là dùng để điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Nếu như bạn nóng, tuyến mồ hôi trong cơ thể của bạn sẽ sản sinh ra những hạt nước nhỏ trên bề mặt da và khi nước bốc hơi, da của bạn sẽ được làm mát. Cơ chế làm mát này tương đối giống với cơ chế làm bay hơi nước được sử dụng trong điều hòa nhiệt độ.


Trên cơ thể, tuyến mồ hôi tập trung nhiều nhất ở lòng bàn tay, gan bàn chân, phần nách… Khoảng 2/3 tuyến mồ hôi trên gan bàn tay lại được điều khiển bởi hệ thống thần kinh giao cảm (sympathetic nervous system). Do vậy, nếu trời nóng mà tay, chân, nách… của bạn đổ mồ hôi là chuyện bình thường. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng lo lắng, căng thẳng, giận dữ hoặc sợ hãi thì toàn bộ hệ thần kinh của bạn sẽ tạo ra một phản ứng để cơ thể cân nhắc xem là nên “đánh hay chạy”. Lúc này bạn cũng sẽ đổ mồ hôi, tim đập nhanh hơn và nhịp thở cũng nhanh hơn. Ngay cả khi trời lạnh bạn cũng có thể thấy tay, chân, lưng… đổ đầy mồ hôi.


Mỗi người khác nhau sẽ có sự phân bố tuyến mồ hôi khác nhau. Ví dụ có người sẽ đổ mồ hôi ở lòng bàn tay nhiều hơn, có người ở lòng bàn chân hoặc lưng … nhưng nhìn chung cơ chế đổ mồ hôi đều giống nhau. Cái tên gọi “tuyến mồ hôi” thực ra cũng khá oan uổng cho những hạt nước này bởi khi được tiết ra chúng không hề có mùi mà mùi là do các vi khuẩn đang ăn các mảnh vụn của da tạo ra.


Do chúng ta hầu như không thể điều khiển được phản xạ của hệ thần kinh nên đây là một trong những điểm yếu của con người và người khác có thể quan sát để biết xem bạn có đang lo lắng, đang hoảng sợ hay đang nói dối không bằng cách quan sát những hành vi, cử chỉ và ngay cả cách bạn đổ mồ hôi khi tiếp xúc.

Bài liên quan

Bài liên quan