Chiến tranh thế giới thứ I (WWI) còn được gọi là Great War hay “cuộc chiến để chấm dứt mọi cuộc chiến tranh khác” bắt đầu từ năm 1914 và kết thúc vào năm 1918. Nguyên nhân chính của cuộc chiến này được coi là do thái độ cứng rắn không khoan nhượng của nhiều phe phái tại châu Âu tạo nên. Vào năm 1912-1913, chính phủ Áo lo lắng về sự an toàn của quốc gia khi người Serb liên tục đánh chiếm lấy đất tải dải Balkan. Sâu xa hơn, họ lo rằng Nga đứng sau những người này để lấy cớ chiếm nốt cả vùng đất của những người theo hệ ngôn ngữ Slavic tại Áo. Căng thẳng tiếp tục bùng phát khi ngày 28/6/1914, Franz Ferdinand, người thừa kế ngôi vua của vùng đất Áo – Hung đã bị ám sát tại Sarajevo bởi một sinh viên người Serb – Bosnian. Liên minh Áo – Hung với sự chống lưng của Đức đã yêu cầu chính phủ Serbian làm những việc vô lý để trả đũa cho sự kiện này và đương nhiên là chính phủ Serbia không thể đáp ứng được. Áo – Hung tuyên chiến với Serbian và ngay lập tức Nga điều động quân đội của mình để bảo vệ Serbia. Đức yêu cầu Nga không được can thiệp vào vụ việc này, nếu không họ sẽ tuyên chiến với Nga và đồng minh của Nga là Pháp. Đức tiếp tục lấn át và đã đánh chiếm Bỉ vào ngày 4/8, dẫn tới việc Anh là nước đang bảo hộ cho Bỉ cũng nhảy vào tuyên chiến với Đức. Ở các nước châu Phi và châu Á giáp ranh với vùng chiến sự cũng đã nổ ra các cuộc đánh nhau. WWI có sự tham dự của hơn 70 triệu lính, trong đó 60 triệu người là người châu Âu và kết quả có 9 triệu người đã hy sinh.
Sau cuộc chiến, Đức nhận trách nhiệm chính và chấp nhận bồi thường, liên minh Áo – Hung, liên minh Nga – Bắc Âu, liên minh Phổ (Ottoman) tan rã.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ II (WWII) bắt đầu vào năm 1939 và kết thúc vào năm 1945 với quy mô mở rộng toàn cầu hơn so với WWI. Tuy vậy, cuộc chiến tranh thế giới thứ II có nguyên nhân xuất phát từ chính hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ I đã để lại. Sau khi ký vào Hiệp ước Versailles tại Pháp, Đức phải đền bù nặng nề và mất khá nhiều đất đai lãnh thổ. Không chấp nhận điều này, Đức chuẩn bị tiến hành chiến tranh để chiếm lại những gì mình bị mất và đây là cơ hội để chủ nghĩa phát xít leo thang cùng sự xuất hiện của Adolf Hitler, người đã thống nhất đất nước dựa trên lá cờ chủ nghĩa dân tộc và sau đó liên minh với con người phân biệt chủng tộc khác đang nắm quyền điều hành nước Ý, Mussolini. Hitler đã phá vỡ Hiệp ước Versailles, xây dựng quân đội và mở rộng bờ cõi, chiếm lại vùng DMZ tiếp giáp với Pháp. Pháp và Anh đã cố gắng thực hiện các biện pháp đàm phán hòa bình nhưng Đức vẫn lấn tới và tiếp tục sử dụng quân đội để đánh Ba Lan và Czechslovakia. Khi Đức tiến vào Ba Lan vào ngày 1/9/1939, phe Đồng Minh đã tuyên chiến. Nhật sau đó đã nhảy vào cùng phe với Đức (trước đó Nhật cũng đã đánh Trung Quốc, Nga và Mông Cổ) còn Mỹ đã nhảy vào cuộc chiến sau khi bị Nhật tấn công tại Trân Châu Cảng.
Cuộc chiến với sự tàn ác của phe phát xít cho dù kết thúc với phần thắng của phe Đồng Minh cũng đã để lại dấu ấn tàn phá nặng nề cho nhân loại. 60 triệu người đã chết, bao gồm 20 triệu lính và 40 triệu người dân do bệnh tật, bom đạn và chết trong các trại tập trung.