Nghe nhạc to sẽ bị giảm thính lực hoặc dẫn tới điếc tai có phải không?


Headphones


Theo Wikipedia, tai người được chia thành 3 phần như sau :



  • Phần tai ngoài bao gồm vành tai là phần mà chúng ta vẫn thường nhìn thấy. Tai ngoài sẽ có tác dụng ‘hứng’ âm thanh từ bên ngoài để dẫn âm thanh vào bên trong.
  • Màng nhĩ  (eardrum hoặc Tympanic Membrane) sẽ rung khi nhận được âm thanh. Khi màng nhĩ rung, 3 xương nhỏ nằm trong tai giữa cũng rung theo.
  • Khi các xương trong tai rung, các lông nhỏ ở tai trong sẽ nhận được các rung động này và chuyển các rung động này thành các tín hiệu hướng lên não. Não hiểu các tín hiệu này là âm thanh.

Khi nghe nhạc có âm thanh lớn, nhất là khi đeo headphone thì bộ phận dễ bị tổn thương nhất là phần lông nhỏ ở tai trong, phần mà bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy. Tất nhiên phần lông nhỏ này có thể phục hồi được nhưng không phải lúc nào cũng sẵn sàng để phục hồi mỗi khi bị tổn thương. Nếu không thể phục hồi, tín hiệu không thể truyền lên não và cho dù màng nhĩ vẫn rung thì chúng ta cũng sẽ bị giảm thính lực hoặc bị điếc. Đây cũng chính là lý do tại sao những người làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao như ở các công xưởng, nhà máy … lại cần phải đeo thiết bị bảo vệ tai.


Với những người hay nghe nhạc bằng tai nghe, các bác sỹ khuyên rằng bạn chỉ cần vặn nhỏ một chút so với mức độ bình thường vẫn nghe thì cũng đã giúp cho tai rất nhiều. Bác sỹ khuyên rằng với âm lượng ở mức 90% của iPod thì một người bình thường chỉ nên nghe tối đa là 5 phút một ngày. Tuy vậy nếu nghe ở mức 70% thì thời gian an toàn để nghe lên tới 4.6 giờ/ngày.

Bài liên quan

Bài liên quan