Tất cả biển và đại dương trên Trái Đất đều thuộc một khối nước khổng lồ và liên tục, không bị chia cắt chiếm tới 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất. Tuy vậy, tùy thuộc vào kích thước của từng vùng mà chúng được gọi là biển hay đại dương. Ví dụ, chúng ta có Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, biển Đông … Đương nhiên biển thì nhỏ hơn đại dương rồi. Ngoài ra, người ta thường nói tới biển khi có một phần của chúng là đất liền, đường bờ biển. Biển thường là phần mở rộng của đại dương và là phần nối của đại dương với đất liền. Khi mà biển rời xa hẳn khỏi đất liền (phần đất nằm ở đáy biển nối liền với phần đất nằm ở phía trên) thì lúc này người ta gọi là đại dương. Trên thực tế thì đôi khi người ta vẫn hay gọi lẫn lộn hai thuật ngữ này với nhau.
Vào những ngày đầu tiên khi khám phá thế giới, những nhà thám hiểm hay sử dụng thuật ngữ “the seven seas” (họ rất ưa thích con số 7). Bảy biển lớn được những nhà thám hiểm thời xưa biết tới bao gồm Biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đông Phi, Biển Tây Phi, Biển Đông và phần mở rộng, Biển Ấn Độ, Vịnh Ba Tư. Ngày nay, địa lý hiện đại chia bề mặt Trái Đất thành 5 đại dương lớn : Thái Bình Dương (đôi khi được chia thành hai vùng Nam và Bắc), Bắc Băng Dương (hoặc đề xuất mở rộng là Bắc Đại Dương), Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương (đôi khi được chia thành hai vùng Nam và Bắc) và Nam Băng Dương (hoặc đề xuất mở rộng là Nam Đại Dương) cùng với rất nhiều các biển. Cũng theo sự phân chia hiện đại này, nước từ biển sẽ chỉ được tiếp xúc với nước của một và chỉ một đại dương (trừ trường hợp đặc biệt là biển Caspian không tiếp xúc với đại dương nào và moi người vẫn tranh cãi nó là hồ hay biển).