Tại sao không phải là sắt? không phải là nhôm? không phải là vỏ sò?
Các nhà hóa học đã giải thích một cách khoa học rằng một nguyên tố được dùng để đúc tiền cần phải thỏa mãn 4 yếu tố sau :
- Không tồn tại ở dạng khí/lỏng trong điều kiện tự nhiên. Đương nhiên rồi, tồn tại ở dạng khí/lỏng thì trao đổi thế nào được
- Không phải là các nguyên tố dễ bị ăn mòn hoặc phản ứng quá tích cực với các chất khác trong điều kiện tự nhiên. Ví dụ như Natri có thể dễ dàng phản ứng với nước trong tự nhiên nên chắc chắn sẽ bị loại.
- Không có khả năng phóng xạ. Thử nghĩ xem bạn cầm một đồng tiền trong tay có khả năng giết bạn theo đúng nghĩa đen thì bạn có dám cầm hay không?
- Phải đủ hiếm để có giá trị trao đổi nhưng không được hiếm tới mức không thể tìm thấy trong tự nhiên.
Sau khi loại hết các nguyên tố không thỏa mãn một hoặc nhiều điều kiện trong 4 điều kiện trên, các nhà hóa học cho biết chỉ còn đúng 5 nguyên tố đáp ứng được cả 4 điều kiện là : Rhodium (Rh), Palladium (Pd), Platinium (Pt), Bạc (Ag), Vàng (Au).
Bạc cũng đã được sử dụng để đúc tiền nhưng nguyên tố này bị loại bởi tuy chúng không bị dễ dàng phá hủy nhưng chúng dễ bị xỉn, đổi màu khi tiếp xúc nhiều với tự nhiên và con người. Rhodium và Palladium chỉ được phát hiện ở thế kỷ XVIII nên bỏ mất cơ hội được sử dụng để làm tiền tệ trong các nền văn minh cổ. Platinum thì lại có nhiệt độ nóng chảy quá cao (3000 độ F – 1600 độ C) nên cũng không thể được sử dụng để đúc tiền trong các nền văn minh cổ bởi cho tới thời hiện đại thì con người mới có thể có những lò nung đạt nhiệt độ này.
Do vậy, chỉ còn vàng là sự lựa chọn tốt nhất. Có thể nóng chảy ở nhiệt độ vừa phải, là kim loại, trơ với môi trường tự nhiên và không gây hại cho con người.