Liệu có phải vì tất cả các nhà thám hiểm đều muốn đi tới Bắc Cực nên họ đã vẽ bản đồ với hướng Bắc ở phía trên? Trên thực tế, trong các bản đồ cổ thì hướng Bắc lại không phải là hướng nằm ở phía trên. Theo Wikipedia, đã có khá nhiều bản đồ thời Trung Cổ và bản đồ của người châu Á được vẽ với hướng Đông ở phía trên. Môt vài bản đồ cổ vẽ các thành phố tiếp giáp với biển thì lại thường vẽ đường bờ biển ở phía trên cùng, bất kể là biển nằm ở hướng nào. Bản đồ của người Hồi giáo trong giai đoạn đầu đã chọn hướng Nam làm hướng ở phía trên vì đó là phía có thánh địa Mecca (nếu xét từ vị trí mà người vẽ bản đồ đứng – ở Iraq). Thêm nữa, các bản đồ ở vùng cực thì lại càng khó vẽ theo hướng Bắc hơn nữa vì có thể ở đâu cũng là hướng Bắc cả (bạn có thể tự mình giải thích điều này được không?)
Có vẻ dường như việc phát minh ra la bàn và việc sử dụng la bàn thường xuyên trong các chuyến đi cũng không phải là lý do dể hướng Bắc nằm ở phía trên của bản đồ. Những chiếc la bàn đầu tiên tại châu Âu thực ra đã được vẽ để chỉ về hướng Nam, giúp cho những người ở vùng gần cực Bắc có thể định vị được tốt hơn. Việc các bản đồ địa lý bắt đầu chỉ về hướng Bắc được xuất hiện có lẽ vào khoảng thế kỷ XV khi những người chuyên vẽ bản đò đã áp dụng các quy tắc của nhà thiên văn người Hy Lạp có tên là Claudius Plotemy. Sinh thời, Plotemy đã cố gắng vẽ thế giới theo tưởng tượng của ông mà trong đó thế giới này lại chỉ có mỗi Bắc Cực, do vậy ông đã vẽ bản đồ với hướng Bắc nằm ở trên cùng. Với hệ thống này, các bản đồ của người châu Âu và Bắc Mỹ đã được vẽ với hướng Bắc ở phía trên cùng và cho đến thế kỷ XIX thì quy tắc này đã được chuẩn hóa và áp dụng trên toàn thế giới.