5 thành phố lớn trên thế giới đã từng đổi tên


D H A R A V I


Bombay (Ấn Độ)


Bombay là một thành phố lớn từng có tên Kakamuchee và sau đó Galajunkja vào thời cổ đại. Tới thời Trung Cổ, nó được gọi là Manbai. Cho tới giờ, người ta vẫn chưa hiểu tại sao cái tên Bombay lại xuất hiện. Một mặt, Bombay có thể được xuất phát từ cách đọc trệch từ Mumbai bằng tiếng Anh (Mumbai được lấy từ thần Hindu có tên Mumbadevi). Mặt khác, tên này có thể được lấy từ cụm từ “bom bai” có nghĩa là “khu vịnh nhỏ và đẹp” từ tiếng Bồ Đào Nha (thành phố này đã từng do người Bồ Đào Nha quản lý từ năm 1535 tới năm 1661). Cho tới khi người Anh tiếp quản Bombay vào năm 1661, họ đã quyết định dẹp hết các tên gọi khác nhau (như Mombaym, Bombeye, Boon Bay) và gọi thành phố này là Bombay. Sau khi Ấn Độ dành được độc lập vào năm 1947, phong trào đổi tên thành phố từ tiếng Anh sang tiếng Ấn truyền thống đã được khơi dậy và vào năm 1995, Bombay đã chính thức được đổi tên thành Mumbai lấy từ tên của vị thần hộ mệnh của thành phố, thần Mumbadevi.


Guangzhou night


(pix courtesy of wallace_lan – Under Creative Commons License)


Canton (Trung Quốc)


Thành phố Canton thuộc tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc đã có từ năm 214 trước Công Nguyên với tên Panyu. Bốn trăm năm sau, dân ở đây đã bắt đầu gọi nó là Quảng Châu để chỉ đây là thủ phủ của châu/quận Quảng. Người Bồ Đào Nha đã bắt đầu giao thương từ những năm 1500 và cái tên Cantão bắt đầu được sử dụng (sau đó biến đổi thành Canton). Không ai biết tên này đến từ đâu nhưng nhiều chuyên gia cho rằng đây là phiên âm (sai) từ Guangzhou hoặc Guangdong ra mà thành. Năm 1918, thành phố này chính thức mang tên Guangzhou (Quảng Châu). Trên thực tế, chưa bao giờ thành phố này chính thức có tên là Canton nhưng những người châu Âu đã sủ dụng cái tên này trên bản đồ và ghi lại trong nhật ký giao thương của họ cho tới tận cuối thế kỷ XX.


Nostalgia(


Sài Gòn (Việt Nam)


Cái tên Sài Gòn có lẽ được bắt đầu từ từ Prey Nokor trong tiếng Khmer. Lịch sử ghi nhận tên Sài Gòn bắt đầu xuất hiện chính thức thừ năm 1698 và dường như được dịch ra từ từ “Prei Kor” trong tiếng Khmer (có nghĩa là thành phố của những cây bông gạo – Kapok Tree). Thành phố trước là vùng đầm lầy nhưng sau khi được những người dân Việt Nam cải thiện đã trở thành một cảng biển có tính chiến lược. Khi thực dân Pháp chiếm thành phố này vào năm 1859, bọn chúng cũng đã gọi thành phố này là SaiGon. Sài Gòn trở thành trung tâm phía Nam vào sau năm 1954 sau khi đất nước bị chia cắt. Tới năm 1975, Việt Nam được hoàn toàn giải phóng khỏi sự kiểm soát của đế quốc Mỹ và thống nhất đất nước, Sài Gòn đã được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh để ghi nhớ người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam – Bác Hồ mến thương.


Non-professional shots


St. Petersburg (Nga)


Đây là một thị trấn nhỏ cho tới khi Sa Hoàng Peter Đại Đế đã đặt tên cho nó là St.Petersburg vào năm 1703 rồi chuyển toàn bộ chính quyền và hoàng gia tới thành phố này vào năm 1710. Tên của thành phố được đặt theo tên của thánh Peter nhưng thực ra tất cả mọi người đều biết rằng nhà vua này đã lấy tên của chính mình để đặt. Chữ “burg” thể hiện sự liên minh chặt chẽ với người Đức của nhà vua này. Rất nhanh chóng sau đó St.Peterburg đã trở thành một thành phố lớn, hiện đại dưới sự chỉ huy của Sa Hoàng. Năm 1914, Chiến tranh Thế giới lần thứ I nổ ra và Đức bỗng nhiên quay ra trở thành kẻ thù của Nga. Thành phố đã bị đổi tên là Petrograd (và vẫn có ý nghĩa là Thành phố của Peter – theo tiếng Nga). Khi lãnh tụ Lenin từ trần vào năm 1924, thành phố đã được đổi tên thành Leningrad (Thành phố của Lenin). Cho tới năm 1991, sau khi nước Nga có cuộc tổng tuyển cử tổng thống lần đầu tiên, người dân ở Leningrad đã quyết định đổi tên thành phố trở lại ban đầu – St.Peterburg.


Blue Mosque - IstanBlue  (HDR)


Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ)


Thủ đô cũ của Thổ Nhĩ Kỳ đã từng có rất nhiều tên : Byzantium, Augusta Antonina, New Rome, Constantinople, Kostantiniyye. İstanbul, Stamboul, và Islambol. Thành phố đã có từ năm 667 trước Công Nguyên với tên Byzantium (được lấy từ từ Byzas, vua của Megara trong tiếng Hy Lạp). Tới chế độ La Mã, thành phố này có một vài tên khác cho tới khi Hoàng đế Constantine đã quyết định biến nó thành thủ đô phía đông của mình và đặt tên là Constantinople, cái tên đã tồn tại tới cả ngàn năm tiếp theo. Từ Istanbul trong tiếng Thổ có nghĩa là “thành phố” và được sử dụng chỉ mấy trăm năm gần đây để chỉ thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ. Tên này gây tranh cãi khá nhiều cho tới tận năm 1930 thì bưu điện ở đây mới quyết định tất cả các địa chỉ trong thành phố cần phải đặt dưới tên “İstanbul”. Có một dấu chấm trên chữ I sẽ làm cho từ này được đọc khác so với Istanbul nhưng thực ra trong các ngôn ngữ khác thì thành phố này vẫn được gọi là Istanbul. 

Bài liên quan

Bài liên quan