Tuyệt chiêu giúp bố mẹ rèn con viết chữ đẹp hơn chữ in

Từ khóa

Ngày nay nhiều bậc phụ huynh thường bỏ ra một khoản tiền lớn cho con đến trung tâm rèn viết chữ đẹp, tuy nhiên bố mẹ cũng có thể tự rèn cho trẻ viết đẹp hơn cả chữ in ngay tại nhà chỉ với một số tuyệt chiêu dưới đây.

Lựa chọn độ tuổi luyện chữ thích hợp

Thực tế, có rất nhiều mẹ cho con luyện chữ rất sớm khi con mới 4 hoặc 5 tuổi. Một số phụ huynh còn nôn nóng cho con luyện chữ khi trẻ mới 3 tuổi.

Điều này tưởng hay mà hại, bởi ở độ tuổi này, tay trẻ còn yếu, viết dễ mỏi và trẻ chưa tập trung được nên chữ sẽ không đẹp. Tốt nhất, mẹ nên luyện chữ cho trẻ trong 3 tháng hè trước khi con vào lớp 1. Khi vào học, trẻ sẽ tiếp tục luyện chữ và thuần thục hơn.

Tạo hứng thú viết chữ đẹp cho trẻ

Trước khi bắt đầu tiếp xúc với sách vở hay học hành. Mẹ nên dành ra chút ít thời gian mỗi ngày để tạo hứng thú cũng như rèn cho bé cách viết chữ đẹp. Hạy tạo hứng thú cho bé chứ đừng khiến bé áp lực, vì ở tuổi này mức độ tập trung của bé không cao.

Luyện cho con viết chữ đẹp không khó như nhiều chị em vẫn tưởng. Tuy nhiên, để cho con có được nét chữ đẹp, cha mẹ lại cần phải đặt nền móng ngay từ ban đầu.

Điều chỉnh góc học tập của bé

Bàn học của bé

Bố mẹ bé hãy bắt đầu từ việc chọn cho bé bộ bàn ghế phải vừa đúng tâm của bé, sao cho khi ngồi thì khuỷu tay bé vừa chấm xuống mặt bàn.

tre viet chu dep suckhoenhi.vn

Bàn học vừa kích cỡ thì trẻ mới có thể ngồi đúng tư thế để viết chữ đẹp

Nếu bàn quá thấp mà bé  phải khom lưng xuống, lâu ngày thì nguy cơ  bé bị các tật như: gù, vẹo cột sống, lệch vai, cận thị…. là rất cao. Vậy nên bố mẹ các bé phải quan tâm kèm cặp bé sát sao vào giai đoạn đầu này nhé!

Chỗ ngồi học của bé

Một góc học tập sạch sẽ, sáng sủa, được sắp xếp gọn gang làm cho trẻ dễ chịu và hưng phấn hơn khi học.

Không nên chọn chỗ tối tăm, muỗi gián làm trẻ đâm ra sợ hãi và không còn hứng thú trong việc học. Nếu đặt đèn, bạn phải đặt phía trước mặt hoặc hắt từ bên trái sang. Vì nếu đặt sau lưng hoặc bên phải, bóng của lưng và tay trẻ sẽ làm tối tập.

Luôn chuẩn bị đầy đủ đồ dùng tập viết

Để việc viết chữ thuận lợi, mẹ đừng quên trang bị đồ dùng tập viết cho bé đầy đủ cũng như trông dễ thương, sáng tạo. Các loại bút chì mẹ có thể lựa chọn loại 2B hoặc HB tùy thuộc vào sở thích viết đậm hay nhạt ở trẻ. Vở nên mua loại 4 ô ly có kẻ ngang, kẻ dọc để mẹ dễ dàng kiểm tra độ rộng, cao, hẹp của nét chữ.

Hướng dẫn con cách ngồi chuẩn

Ngồi chuẩn là tiền đề giúp trẻ viết chữ đẹp, không mỏi cổ, mỏi lưng, không mắc bệnh vẹo cột sống. Cách ngồi chuẩn như sau:

- Ngồi ngang bàn, ngực gần sát vào bàn nhưng không chạm hẳn.

- Ngồi thẳng, chân ngồi dạng rộng ngang vai.

-Tay mở rộng thoải mái và di chuyển cánh tay khi viết.

Cách cầm bút

Ngoài việc luyện ngồi đúng cách, trẻ cũng cần được luyện cầm bút đúng cách. Điều này rất quan trọng, vì cầm bút đúng cách sẽ giúp trẻ viết chữ đẹp, mềm mại hơn.

Cách cầm bút như sau:

- Cầm bút bằng 3 ngón tay lớn: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Trong đó, ngón cái và ngón trỏ sẽ giữ thân bút, ngót giữa đỡ ở đầu bút.

- Cần đặt bút nghiêng về bến trái 60 độ khi viết. Không dựng thẳng bút để viết.

- Khoảng cách giữa đầu ngón tay và ngòi bút khoảng 2.5cm.

Cho trẻ tập viết các nét cơ bản

Đó là nét móc, nét xiên, nét cong trái, cong phải, cong kín. Dạy bé viết nét thẳng 2 ly, 4 ly. Trong đó, mẹ nên tập cho trẻ viết nét đứng trước ( i, n, m, u, ư, p), sau khi bé thành thạo tập sang nét chữ cong (c, a, ă, â, d, đ, o, ô, e, ê), tiếp sang nét móc và xiên (h, g, gh, k).

Sau khi hoàn thiện các nét, mẹ ghép chữ vào cho trẻ để con tập viết hoàn chỉnh 1 chữ.

Cho bé tập viết chữ theo mẫu

Hiện nay có rất nhiều vở tập viết cho bé, mẹ có thể lựa chọn vở tập viết từng chữ cái hoặc vở tập viết theo vần để dạy bé viết. Cách làm này sẽ giúp bé mường tượng được cách đưa nét chữ, viết theo khuôn mẫu và viết đẹp hơn.

Tập viết thường xuyên

Mẹ nên xây dựng thời gian học viết cố định cho bé. Ví dụ, mỗi ngày cần dành ra 30 phút vào buổi tối để tập viết là được. Việc hình thành thói quen viết đúng giờ giúp bé có ý thức hơn trong việc học.

Tạo không khí vui vẻ khi học

Giai đoạn này bé mới chỉ tập viết và làm quen với việc học, vì vậy, mẹ đừng tạo áp lực cho trẻ. Nên duy trì tâm trạng vui vẻ của trẻ và tạo không khí thoải mái khi học. Nhờ vậy, bé sẽ yêu thích việc học hơn.

Hảo Min (t/h)

Theo GĐVN

Bài liên quan

Bài liên quan