Trẻ sơ sinh đến ngày thứ 3 mới bắt đầu dạy là chậm mất 2 ngày?

Từ khóa

Quan điểm “Trẻ sơ sinh đến ngày thứ 3 mới dạy dỗ là đã chậm mất 2 ngày” của nhà sinh lý học, tâm lý học người Nga- Ivan Petrovich Pavlov khiến không ít ông bố bà mẹ băn khoăn. Vậy tại sao ông lại đưa ra ý kiến này?

Ivan Petrovich Pavlov đã từng đạt giải Nobel vì sáng tạo ra học thuyết duy vật về hoạt động thần kinh cao cấp. Câu nói nổi tiếng của ông: “Trẻ sơ sinh đến ngày thứ 3 mới dạy dỗ là đã chậm mất 2 ngày” nhằm nhấn mạnh tới sự cần thiết của việc nuôi dưỡng trẻ ngay từ khi vừa lọt lòng, và phải được thực hiện theo một hành trình liên tục.

Vậy vì sao Ivan Petrovich Pavlov lại có quan niệm này? Dựa trên những nghiên cứu khoa học về sinh lý học của bộ não con người khi mà phần lớn tính cách và năng lực của con người được hình thành ở giai đoạn 0 - 2 tuổi.

Vào khoảng tuần thứ 10 sau sinh và trong 2 năm đầu đời là thời điểm mà quá trình liên kết tế bào não diễn ra mạnh mẽ và phát triển như vũ bão, những liên kết này chính là thứ quyết định trí thông minh của trẻ.

tre-so-sinh-den-ngay-thu-3-moi-day-do-la-da-cham-m
Phần lớn tính cách và năng lực của con người được hình thành ở giai đoạn 0 - 2 tuổi.

Tuy nhiên, 2 năm đầu đời là giai đoạn mà hầu hết phụ huynh thường chỉ quan tâm chăm sóc dinh dưỡng, theo dõi sự tăng trưởng của trẻ về chiều cao, cân nặng và bệnh tật mà quên mất rằng sự bồi dưỡng tinh thần và giáo dục phát triển các tố chất của trẻ cũng quan trọng không kém.

Nếu cha mẹ chậm trễ, không biết nắm bắt lấy những năm tháng quan trọng này thì khả năng vô hạn của trẻ cũng không bao giờ được phát triển. Trẻ sẽ bị mất đi cơ hội đạt được sự phát triển tối ưu ngay từ những năm tháng đầu đời cũng như tương lai sau này....

Ngượi lại, khi bố mẹ biết tận dụng và chú trọng nuôi dưỡng trí não cho trẻ ngay từ khi vừa chào đời sẽ giúp trẻ phát huy tối ưu tiềm năng bản thân, đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai. Giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi là giai đoạn trẻ được tiếp xúc với cha mẹ và người thân trong gia đình nhiều nhất.

tre-so-sinh-den-ngay-thu-3-moi-day-do-la-da-cham-m
Nuôi dạy trẻ ngay từ lúc lọt lòng là hết sức quan trọng để trẻ đạt được trí thông minh tối đa.

Cũng theo PGS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD), chính sự thiếu hiểu biết về kiến thức và kinh nghiệm trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ của các bậc cha mẹ cũng như của những người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đã dẫn đến những sự lãng phí tiềm năng của trẻ vô cùng đáng tiếc.

Từ 0-6 tuổi được xem là giai đoạn vàng với trẻ nhỏ, nếu bỏ lỡ sẽ mất nhiều công sức dạy dỗ về sau mà thành quả thu về lại ít. Cho dù sau này có tạo điều kiện cho trẻ chơi và cung cấp những tương tác phù hợp với sự phát triển của trẻ có thể giúp giảm thiểu những tác động bất lợi của các stress trước đó, nhưng khả năng cho não bộ phát triển kiến trúc tối ưu cũng vẫn bị ảnh hưởng theo "quy luật giảm dần”.

tre-so-sinh-den-ngay-thu-3-moi-day-do-la-da-cham-m
Từ 0-6 tuổi được xem là giai đoạn vàng với trẻ nhỏ, nếu bỏ lỡ sẽ mất nhiều công sức dạy dỗ về sau mà thành quả thu về lại ít.

Để phát triển trí thông minh cho trẻ từ sớm, hãy bắt đầu bằng việc phát triển thị giác. Các mốc phát triển thị giác theo độ tuổi của trẻ sơ sinh:

-  Mới chào đời: Nhìn thấy đồ vật cách 20 cm

- 15 ngày đầu: Nhận ra được màu sắc

- 14 tuần đầu: Nhận biết được kết cấu và độ nông

- 5-6 tháng: Nhận biết được kết cấu to nhỏ

- 7-8 tháng: Đã biết nhận người

- 9-10 tháng: Dùng tay sờ mó để xác định đồ vật

- 11-12 tháng: Nhìn theo đồ vật hoặc người

- Trên 1 tuổi: Có thể nhind và nhận biết hình ảnh minh họa trong tranh

-  2 tuổi: Biết vẽ đồ vật có thể nhìn thấy

Trẻ sơ sinh

Các bố mẹ có thể in màu chữ cái và hình ảnh dán quanh giường trong phòng để bé tập làm quen với chữ.

Trẻ từ 6-12 tháng

Dán tên từng món đồ lên đồ vật trong nhà/ dán hình ảnh và tên đồ vật lên tương. Vừa bế bé vừa chỉ vào đồ vật và dạy bé: “Đồ vật này tên là gì?”.

Trẻ trên 1 tuổi

Mỗi ngày mẹ đọc và cho bé ngắm sách ít nhất 5 phút. Lặp đi lặp lại, ngày nào cũng vậy, dần dần bé sẽ hình thành thói quen tự lôi sách ra “ngắm”.

Trẻ trên 2 tuổi

Mẹ dạy từ mới nào thì dạy bé viết lại, sau đó đọc cho bé nghe, giới thiệu khoảng 3 sự vật như vậy thì quay lại kiểm tra chữ ban đầu.

Nhật Mỹ (t/h)

Theo GĐVN

Bài liên quan

Bài liên quan