Ông bố Nhật Bản chữa thói xấu khi ăn của con chỉ bằng một câu nói

Từ khóa

Hầu hết trẻ em đều có tật xấu là lười ăn. Một ông bố Nhật Bản đã có cách thức vô cùng tuyệt vời để trị dứt điểm tật xấu khi ăn của con trai mình.

Bữa tối luôn là thời gian thách thức nhất trong ngày với các bố mẹ. Bạn có thể phải đối mặt với chuyện con kén ăn, ném đồ ăn, vòi vĩnh... Mỗi bố mẹ có cách xử lý khác nhau và thường chẳng có một cách nào phù hợp với mọi trẻ. Nhưng bạn có thể tham khảo thêm một cách mà ông bố Nhật đã làm, theo chia sẻ từ vợ anh, chị Tracy Nakayamatheo, Tokyo Families:

Tôi có hai con trai: Taro 3 tuổi rưỡi và Jiro một tuổi. Vì chồng tôi làm việc giờ giấc thất thường nên bữa tối thường chỉ có ba mẹ con. Em út được ngồi sát mẹ để tôi tiện cho ăn.

Một hôm, Taro bỗng nổi cơn ăn vạ vào bữa tối. "Con không muốn ăn cơm. Taro sẽ ăn kem cơ", con gào to và nhất định không đụng vào thức ăn.

ong bo nhat ban chua thoi xau khi an cua con chi b

Hôm đó đúng dịp hiếm hoi chồng tôi về sớm. Trên bàn, thức ăn hầu như vẫn còn đầy. Taro quay sang nói với tôi: "Con no rồi. Bây giờ con muốn ăn kem". Tôi từng gặp cảnh này nhiều lần rồi. Tôi thường mặc kệ con trai. Nhưng lần này, tôi không thể chịu được khi thằng bé nghịch ngợm đồ ăn, đổ canh vào bát cơm và làm vung vãi ra ngoài.

Tôi hết kiên nhẫn và suýt lấy kem từ tủ lạnh ra cho con như vẫn thường làm trước đây thì chồng ngăn lại.

"Taro, lại đây với bố. Hai bố con mình trò chuyện một chút nhé", anh ấy nhẹ nhàng nói với con.

Taro, cảm thấy mình sẽ không được ăn kem nữa, bỗng nhiên giận dữ rồi khóc lóc ầm ĩ. Phải một lúc sau Taro mới đi vào phòng khách nơi bố đang ngồi. Cuối cùng, con cũng đồng ý trò chuyện với bố.

"Taro, con hay tặng mẹ một món quà do con tự tạo ra đúng không?", bố hỏi. "Vâng. Hôm nay, con đã hái một bông hoa tặng mẹ", Taro trả lời. "Vậy mẹ nói gì?", chồng tôi hỏi lại. "Mẹ nói rằng rất vui rồi cắm hoa của con bày ra phòng khách", Taro chỉ tay về phía lọ hoa.

"Thế nếu mẹ nói rằng mẹ không cần món quà của con mà thích thứ khác, con cảm thấy thế nào?". Taro lắc đầu và kêu lên "Không!". Mặt con đỏ lựng lên, con bối rối và òa khóc.

Trẻ con rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên những lời của bố nói đã khiến Taro sốc.

Chồng tôi tiếp lời: "Thật khổ cho mẹ khi tạo ra một món quà cho con mỗi ngày rồi sau đó con nói với mẹ rằng con không muốn nhận và ném nó đi. Con nghĩ mẹ sẽ thấy thế nào?". "Con xin lỗi mẹ", Taro nói và bật khóc trong cảm giác có lỗi.

Chồng tôi đã khéo léo sử dụng từ "món quà" và cách này không ngờ lại hiệu quả như vậy. Bữa tối lần sau, Taro không chỉ ăn thực phẩm tôi đặt trên bàn, con còn cố gắng không để một hạt cơm nào rơi ra khỏi thìa trong lúc ăn.

Mặc dù chồng tôi hiếm khi ăn tối cùng gia đình vì lý do công việc, tôi thực sự biết ơn cách dạy con sâu sắc của anh ấy. Tất cả chỉ nhờ một từ quan trọng mà tôi không bao giờ phải đối mặt với tình huống căng thẳng đó nữa. Với tôi, đó là "món quà" lớn nhất.

Theo GĐVN

Bài liên quan

Bài liên quan