Mách mẹ cách "cai nghiện" điện thoại cho trẻ thành công

Từ khóa

Hầu như bố mẹ nào cũng biết tác hại khôn lường của điện thoại thông minh đối với sức khỏe trẻ, tuy nhiên làm sao giúp trẻ "cai nghiện" được điện thoại thì khong phải ai cũng biết.

Tác hại khủng khiếp của điện thoại thông minh với trẻ em

Tiến sĩ Martin Blank từ Khoa sinh lý và sóng di động sinh lý học tại Đại học Colombia đã cùng khoảng 100 nhà khoa học khác trên khắp thế giới đang khẩn cầu Liên Hợp Quốc cảnh báo về sự nguy hiểm của những thiết bị phát ra điện từ như smartphone (điện thoại di động thông minh) và Wi-Fi, đặc biệt là tác hại của chúng lên phụ nữ và trẻ em.

Tiến sĩ Devra Davis, một trong những người được có uy tín và kinh nghiệm lâu năm nghiên cứu vể sự nguy hiểm của điện thoại di động cho biết: việc tiếp xúc với bức xạ từ điện thoại có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe con người: Làm thay đổi ADN, thay đổi tuần hoàn não, tổn thương dây cột sống, ảnh hưởng tới khả năng học hỏi…

Tiến sĩ Davis còn cho biết, bộ não của trẻ em chứa nhiều dung dịch hơn người lớn và có hộp sọ mỏng hơn nên sẽ ảnh hưởng tới lượng bức xạ được hấp thụ, khiến chúng dễ bị tổn thương hơn so với người lớn.

Với thiếu niên dùng điện thoại từ khi còn nhỏ, nguy cơ bị ung thư não cao gấp 4-5 lần so với những đứa trẻ khác không sử dụng.

Trong khi đó, một phân tích tổng hợp cho thấy việc tiếp xúc với bức xạ điện từ mức độ thấp từ điện thoại đã làm giảm tính linh hoạt của tinh trùng tới 8% và khả năng sống của tinh trùng tới 9%.

Mách mẹ cách "cai nghiện" điện thoại cho trẻ thành công

Với những hệ lụy khôn lường mà tình trạng nghiện điện thoại gây ra cho trẻ, bố mẹ cần tìm cách “cai nghiện” cho con càng sớm càng tốt.

Điều này không hề dễ một chút nào và bạn cần thực hiện một cách từ từ. Bởi việc đột ngột nghiêm cấm trẻ chơi điện thoại có thể không hiệu quả và gây ra các phản ứng ngược, khiến con cáu gắt, mè nheo, quấy khóc, bỏ ăn... Hãy từng

bước thực hiện những cách dưới đây, để con dần quên đi việc chơi điện thoại để hòa mình vào thế giới xung quanh.

1. Quy định khoảng thời gian con được phép dùng điện thoại

Thay vì cấm đoán hoàn toàn không cho con được dùng điện thoại nữa thì bạn có thể quy định một khoảng thời gian cụ thể mà bé được phép chơi điện thoại.

Cách này sẽ hiệu quả và dễ dàng hơn cho bố mẹ. Chẳng hạn, bạn có thể quy định mỗi ngày con được chơi điện thoại 1 tiếng vào buổi chiều hoặc tối sau khi ăn.

dung dien thoai suckhoenhi.vn2
Bạn có thể quy định một khoảng thời gian cụ thể mà bé được phép chơi điện thoại.

Trước khi cho con chơi, bạn cần đàm phán trước để con biết rằng bé chỉ được dùng trong đúng khoảng thời gian quy định thôi. Nếu bé đồng ý mới đưa điện thoại cho con.

2. Dành nhiều thời gian ở bên trẻ

Nhiều phụ huynh vì bận rộn nên dùng điện thoại như một người “bảo mẫu” tận tâm giúp mình trông nom trẻ. Cũng chính vì thế mà trẻ càng dễ trở nên nghiện điện thoại.

Bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho con, trò chuyện thật nhiều với trẻ. Chắc chắn bất cứ đứa trẻ nào cũng thích được chơi với bố mẹ hơn là chiếc điện thoại.

3. Kêu gọi trẻ cùng tham gia các việc nhà

Làm việc nhà rất tốt cho trẻ, nên mẹ hãy tập cho con làm việc nhà từ sớm. Tham gia các công việc nhà cũng giúp trẻ tăng thời gian hoạt động và giảm bớt việc chơi điện thoại. Hãy tạo hứng thú cho trẻ bằng cách coi việc nhà như những trò chơi, bé sẽ thích hơn và không cảm thấy khó chịu.

4. Cùng bé xem phim

Những khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày, bạn có thể cùng bé xem những bộ phim hay và bổ ích. Khi được xem phim cùng bố mẹ, trẻ sẽ thấy thích thú và không đòi điện thoại nữa. Điều này còn rất tốt trong việc vun đắp và gắn kết tình cảm gia đình bạn đấy nhé.

5. Cho trẻ tham gia nhiều hoạt động tập thể

Trẻ nhỏ sẽ phát triển tốt nhất nếu được thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể ngoài trời. Không chỉ thể chất mà cả các kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo… cũng được phát huy hiệu quả nhờ những hoạt động như vậy.

Hãy thử cho con tham gia các lớp học võ, bơi, hát, vẽ… hoặc đi cắm trại, dã ngoại, sinh hoạt câu lạc bộ… Chắc chắn những hoạt động tập thể sôi động và vui vẻ như vậy sẽ khiến con rất thích thú.

6. Lựa chọn những món đồ chơi  bổ ích, hấp dẫn

Để bé quên đi chiếc điện thoại, bố mẹ có thể cho con chơi những món đồ chơi hấp dẫn mà hữu ích khác như lego, trò chơi xếp hình, bảng số, chữ, hình khối… Hãy cùng chơi với bé để con cảm thấy hứng thú hơn và không bị nhàm chán. Đây đều là những món đồ chơi hữu ích trong việc phát triển trí tuệ của trẻ.

Hảo Min (t/h)

Theo GĐVN

Bài liên quan

Bài liên quan