Cha mẹ đôi khi không ngờ rằng những hành động vô tình hàng ngày của mình lại có tác động cực kì lớn đến sự phát triển não bộ của trẻ. Dưới đây là danh sách những thói quen cha mẹ cần phải loại bỏ ngay để không làm ảnh hưởng tiêu cực tới trí thông minh của con:
Đánh vào mông con
Không ít ông bố bà mẹ vẫn còn duy trì việc kỉ luật con bằng hình thức đánh đòn, nhất là đánh vào mông. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học ngày nay đã chỉ ra đánh vào mông trẻ không những có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý mà còn giảm trí thông minh của trẻ. Nguyên nhân là hành động đánh vào mông thường xuyên gây ra những chấn thương tinh thần lâu dài cho trẻ, làm suy giảm khả năng nhận thức, khiến trẻ gặp nhiều căng thẳng, áp lực khi phả xử lí những tình huống khó khăn.
Để mặc trẻ sơ sinh khóc
Đôi khi, vì quá mệt mỏi và vất vả khi phải trông con nhiều giờ liền mà con lại quấy khóc gay gắt, nhiều ông bố bà mẹ chấp nhận... buông xuôi, để con khóc rồi tự nín. Thế nhưng, việc làm này lại có hại vô cùng cho hệ thần kinh non nớt của trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh không được dỗ dành thường xuyên trong lúc khóc quấy sẽ có xu hướng trơ lì cảm xúc khi đối mặt với những áp lực, mất cảm giác tin tưởng, thậm chí là ngưng có cảm xúc. (Ảnh minh họa)
Các bé mới chào đời rất cần sự vỗ về, an ủi, cảm giác an tâm,... từ bố mẹ. Nghiên cứu của Đại học Pittsburgh (Pennsylvania, Hoa Kỳ) cho thấy phương pháp “để mặc con khóc” (cry it out) có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn ở não bộ trẻ sơ sinh. Trẻ không được dỗ dành thường xuyên trong lúc khóc quấy sẽ có xu hướng trơ lì cảm xúc khi đối mặt với những áp lực, mất cảm giác tin tưởng, thậm chí là ngưng có cảm xúc.
Để con tiếp xúc với màn hình hơn 2 tiếng mỗi ngày
Trẻ dưới 2 tuổi tốt nhất không nên sử dụng máy tính, tivi, điện thoại,... Trẻ từ 2 tuổi trở lên chỉ nên tiếp xúc với những thiết bị này từ 1-2 tiếng mỗi ngày. Cho con nhìn vào màn hình quá nhiều không những dễ khiến trẻ ù lì, chậm chạp, béo phì, khó ngủ mà còn tăng nguy cơ trẻ bị trầm cảm, thiếu tập trung, có cảm giác hay buồn phiền và cô lập.
Cha mẹ hút thuốc lá
Mặc dù trẻ không trực tiếp hút thuốc nhưng hít phải khói thải từ người hút thuốc lá khác còn độc hại hơn gấp nhiều lần. Tiếp xúc với khí cabonic từ khói thuốc trong một thời gian dài khiến não bộ bị tổn thương, suy giảm chức năng tiếp nhận và lan truyền, kết nối thông tin của các tế bào não.
Tạo áp lực cho con
Mắng mỏ, phàn nàn, chì chiết,... không làm trẻ tiến bộ lên mà còn khiến IQ của trẻ bj sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân là do những hành động này của cha mẹ tạo ra áp lực nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng đối phó với những tình huống khó khăn trong tương lai của trẻ, ngoài ra còn tăng nguy cơ mắc căn bệnh mất trí nhớ đáng sợ Alzheimer.