Phụ nữ bắt đầu cạo lông nách và lông chân từ lúc nào?


Điểm lại lịch sử thì việc cạo râu/tóc đối với đàn ông đã xuất hiện ngay từ những năm 3000 trước Công nguyên. Hiện tại, các nhà khảo cổ học vẫn giữ được những bằng chứng về các lưỡi dao cạo bằng đồng tại Ấn độ và Ai Cập trong thời kỳ này. Năm 500 trước Công Nguyên, Alexander Đại Đế là minh chứng rõ nhất cho việc cạo râu/tóc khi ông luôn xuất hiện với hình ảnh râu tóc gọn gàng, nhẵn nhụi. Cũng trong thời kỳ cổ đại, nữ hoàng Cleopatra đã sử dụng một vài hỗn hợp các chất có trong tự nhiên để tẩy lông.


Trong thời kỳ Trung Cổ và Phục Hưng tại châu Âu, phụ nữ cũng thường tẩy lông, cạo lông mày và cắt tóc (theo mốt của nữ hoàng Elizabeth). Tuy nhiên, thời kỳ này ở châu Âu thì chỉ những phụ nữ quý tộc, giàu có mới chú ý tới việc làm đẹp chứ người bình dân thì không có khả năng này. Ở châu Á, đạo Hồi cũng có quy định rõ ràng ngay từ giai đoạn đầu là cả nam lần nữ đều phải làm sạch cơ thể, tẩy lông chân, cạo lông nách …


Unrequited Love


Việc xuất hiện dao cạo và bàn cạo Gillette là cả một bước ngoặt trong việc tẩy lông ở thời hiện đại. Vào thời chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), Gillette đã ký được hợp đồng với quân đội Mỹ để cung cấp dao cạo và mỗi người Mỹ khi đi ra trận đều có trong người sản phẩm của Gillette. Vào năm 1915, phụ nữ ở Mỹ và Anh bắt đầu được “nhắc nhở” về việc hãy cạo lông nách bằng một chiến dịch marketing trên tạp chí Harper’s Bazaar. Chiến dịch này nhấn mạnh vào các tác hại liên quan tới sức khỏe nếu phụ nữ không thường xuyên vệ sinh lông nách. Tiếp sau đó, mốt mặc váy không có tất chân bắt đầu ra đời và phụ nữ hiện đại cũng bắt đầu cạo lông chân/điều mà những phụ nữ tư sản ngày xưa đã làm.


Có thể nói, trong thời hiện đại thì việc váy ngắn cùng áo không tay được phổ biến là một bước ngoặt thật sự trong việc thúc đẩy những người phụ nữ bình thường nhất cũng quan tâm tới chuyện vệ sinh lông nách và lông chân. Đi cùng với nhu cầu này là một loạt các sản phẩm dành riêng cho làn da mượt mà của phụ nữ đã ra đời, thúc đẩy một nền công nghiệp mới hình thành. Nếu nhìn lại lịch sử, nhu cầu làm vì đẹp và vì tôn giáo dường như vẫn nhiều hơn là nhu cầu làm vì sức khỏe (trừ chiến dich marketing tại Anh và Mỹ trên tạp chí Harper’s Bazaar)

Bài liên quan

Bài liên quan