Đường chân trời là đường thẳng ở phía xa phân cách Trái Đất và bầu trời mà một người bằng mắt thường có thể nhìn thấy được. Đường chân trời có thể nhìn thấy rõ nhất ở biển khi mà mắt của người quan sát không bị cản bởi bất cứ vật gì. Ở trên mặt đất, đường chân trời thường bị cản bởi các vật do loài người dựng lên như nhà cửa, cầu đường …
Khoảng cách tới đường chân trời từ vị trí của người quan sát bất kỳ là khác nhau bởi độ cong của Trái Đất tại các điểm quan sát khác nhau là khác nhau. Thêm nữa, cần phải tính tới độ cao so với mặt nước biển của người quan sát (đứng cao hơn thì nhìn được xa hơn). Người xưa thường tính khoảng cách tới đường chân trời bằng việc nhân độ cao so với mực nước biển với 1.5 feet (1 foot ~ 30.48cm), được bao nhiêu lấy căn bậc 2 để ra kết quả. Ví dụ, một người đứng ở độ cao 500 feet so với mực nước biển có thể nhìn xa được khoảng 27 đặm (1 dặm ~ 1.61 km) còn người đứng ở độ cao 100 feet so với mực nước biển chỉ có thể nhìn xa được khoảng 12 dặm.
Tuy vậy, Trái Đất không thực sự tròn mà hơi thuôn hình ellipse và hơi phình ra ở xích đạo, thót lại ở hai cực. Do vậy, nếu đứng ở Bắc Cực thì đường chân trời ở phía Bắc sẽ có vẻ xa hơn đường chân trời ở phía Nam. Đường chân trời ở phía Đông và Tây lúc này sẽ có khoảng cách bằng nhau, xa hơn đường chân trời ở phía Nam và gần hơn đường chân trời ở phía Bắc. Nếu đứng ở Nam Cực thì bạn sẽ thấy điều ngược lại. Túm lại, khoảng cách tới đường chân trời ở các vị trí quan sát là khác nhau, phụ thuộc vào độ cao người quan sát và độ cong của Trái Đất tại điểm quan sát.