Chụp ảnh ngược sáng – Silhouette


Silhouette là một thuật ngữ được dùng trong nhiếp ảnh để chỉ các bức ảnh được chụp ngược sáng, trong đó chủ thể được chụp thường có màu xám hoặc tối (do ngược sáng) còn nền của bức ảnh thì sáng hơn chủ thể rất nhiều.


Nirvana


Silhouette là một thuật ngữ thú vị bởi nó là một trong số ít các thuật ngữ có nguồn gốc xuất phát từ tên người. Quay trở lại những năm 1750s, Etienne de Silhouette là bộ trưởng tài chính dưới thời vua Louis XV. Thời kỳ này là thời kỳ mà cuộc chiến 7 năm giữa các phe phái tại châu Âu (trong đó có Pháp) và lan ra cả châu Á và châu Mỹ. Xin được bỏ qua chi tiết về cuộc chiến trên trong bài viết này mà chỉ tập trung vào việc cuộc chiến 7 năm đã tiêu tốn của Pháp rất nhiều tiền. Là bộ trưởng bộ tài chính, Silhouette không còn cách nào khác để kiếm tiền ngoài việc tăng thuế của dân chúng, đặc biệt là thuế dành cho người giàu. Ở đây có hai giả thuyết dẫn tới việc cái tên của ngài bộ trưởng tài chính lại trở thành thuật ngữ được sử dụng trong hội họa, nhiếp ảnh, quay phim … như sau :



  1. Xuất phát từ thói quen cắt hình chân dung trên giấy của Etienne de Silhouette. Thói quen này được xuất phát khi những người biểu tình chống lại quy định tăng thuế đã mặc áo giấy, màu đen nhằm tỏ rõ thái độ về việc họ quá nghèo để có thể mua quần áo tử tế mặc. Bắt nguồn từ đây, từ Silhouette được dùng để chỉ các bức hình chân dung màu đen được cắt ra từ giấy. Tuy nhiên, không có bằng chứng thực tế nào còn lại cho tới bây giờ về thói quen của ngài bộ trưởng.
  2. Tương tự như trên, thuật ngữ này được sử dụng cho các bức hình chân dung màu đen được cắt ra từ giấy, ám chỉ rằng đây là cách rẻ nhất để ghi lại chân dung của một người (chỉ dùng kéo cắt giấy đen để lấy phác họa chứ không vẽ thêm bất cứ thứ gì). Điều này cũng ám chỉ rằng bởi chính sách thuế gắt gao của ngài bộ trưởng nên dân chúng chỉ còn đủ tiền để sử dụng những thứ rẻ tiền mà thôi.

Trong thế kỷ XVIII, kỹ thuật cắt giấy kiểu này đã trở nên cực kỳ phát triển. Nổi bật trong thời kỳ này là chân dung của tiểu thuyết gia Jane Austen hay chân dung của Beethoven thời trẻ.



Khi nhiếp ảnh ra đời, kỹ thuật Silhouette ngay lập tức cũng được áp dụng vào trong nhiếp ảnh và là một trong các kỹ thuật phổ biến để diễn tả cảm xúc của người chụp ảnh. Hầu hết các nhiếp ảnh gia và những người yêu thích nhiếp ảnh đều thử nghiệm với kỹ thuật Silhouette. Kỹ thuật này cũng được sử dụng trong điện ảnh sau này. Silhouette không khó để thực hiện nhưng không dễ để áp dụng. Dưới đây là một vài gợi ý khi áp dụng kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng theo kiểu Silhouette mà bạn cần quan tâm :



  • Có chủ thể rõ ràng, cố gắng nắm bắt được chuyển động của chủ thể khi chụp
  • Đo sáng theo phần sáng nhất của bức ảnh (phần nền). Thậm chí bạn có thể áp dụng việc đo sáng ở vùng sáng hơn, sử dụng chế độ Focus Lock và quay lại khung hình mình muốn chụp để chụp
  • Đứng đối diện với nguồn sáng
  • Không sử dụng đèn flash để làm rõ chủ thể
  • Không đứng quá xa chủ thể vì khi đứng quá xa, chủ thể sẽ bị lẫn trong toàn bộ bức ảnh và khó có được hiệu ứng đúng như mong đợi
  • Chụp từ vài góc khác nhau

Bài liên quan

Bài liên quan