Tại sao cơ thể của chúng ta không lớn lên mãi đến khi nào chúng ta thích dừng thì thôi?


America Face To Face With Itself


Hay câu hỏi đầy đủ sẽ là “Tại sao cơ thể của chúng ta biết lúc nào thì dừng không lớn nữa để chúng ta không biến thành những người khổng lồ?”


Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta đã là những “người khổng lồ” nếu so sánh với những thế hệ đi trước. Một mức sống cao hơn đã giúp cho các quốc gia phát triển “nâng tầm” theo đúng nghĩa đen. Ví dụ nếu so với thế kỷ trước thì chiều cao trung bình của người Nhật và rất nhiều nước châu Âu đã tăng lên hơn 4 inches (~ hơn 12cm).


Trong khi đó thật đáng ngạc nhiên là người Mỹ vốn là người có chiều cao trung bình lớn nhất thế giới trong thời gian sau thế chiến thứ II lại bị lùn đi so với người Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Anh, Đức … (theo nghiên cứu của nhà kinh tế học John Komlos).


Chiều cao của một người bất kỳ được quy định bởi các hệ thống genre của người đó. Chính hệ thống này điều khiển hormone tăng trưởng để cơ thể biết lúc nào nên lớn thêm và lúc nào nên dừng lại. Cho tới giờ vẫn có khá nhiều nghiên cứu về sự tác động của môi trường bên ngoài với nhiều cao và kết quả chưa ngã ngũ nhưng kết quả về sự tác động của genre thì chắc chắn đã được khẳng định.


Hormone này được sản xuất ra bởi tuyến yên, một tuyến chiếm thể tích rất nhỏ trong cơ thể con người. Cứ 20.000 người thì lại có 1 người có tuyến yên hoạt động quá năng nổ và dẫn tới việc người đó có chiều cao đột biến, đặc biệt nếu tuyến này hoạt động mạnh trước cả thời kỳ dậy thì. Đi kèm với hormone này là một loạt sự thay đổi khác của cơ thể để phù hợp với sự lớn lên này (ví dụ hoàn thiện bộ khung…) Bộ xương của con người chỉ chịu được một cơ thể vừa phải nên nếu lớn quá nhanh và quá nhiều so với mức chịu đựng của nó thì chắc chắn cơ thể sẽ dễ gặp phải nhiều vấn đề, đó là một trong những nguyên nhân lớn khiến cho chúng ta không thể cứ lớn lên mãi mà không dừng được.

Bài liên quan

Bài liên quan