Cho tới thế chiến thứ II, các nhà khí tượng học phục vụ trong quân đội bắt đầu sử dụng tên của phụ nữ để đặt tên cho các cơn bão (người ta cho rằng đây là cách mã hóa của quân đội). Bắt đầu từ năm 1950, Hiệp hội khí tượng thế giới (World Meteorological Organization – WMO) cũng sử dụng cách đặt tên này. WMO đưa ra một hệ thống tên xoay vòng theo thứ tự bảng chữ cái để đặt tên cho các cơn bão. Tới năm 1979 thì hệ thống này bắt đầu được sửa đổi bởi các yêu cầu có tính chính trị : thêm tên của nam giới, thêm tên của người Pháp và Tây Ban Nha vào để thể hiện ngôn ngữ của các quốc gia bị ảnh hưởng bởi cơn bão. Ngày nay, WMO sử dụng 6 danh sách khác nhau, mỗi danh sách gồm 21 tên (các tên có vần Q,U,X,Y,Z không được sử dụng) và xoay vòng theo chu kỳ 6 năm. Cách đặt tên cũng không còn thiên vị cho nam giới hay nữ giới nữa mà được xoay vòng : xoay vòng giới tính của cơn bão đầu tiên và xoay vòng giới tính của các cơn bão trong năm. Nếu có nhiều hơn 21 cơn bão trong một năm (ví dụ như năm 2005), các cơn bão còn lại sẽ được đặ tên theo bảng chữ cái Hy Lạp. Đôi khi cơn bão có thể được đổi tên nếu như nó băng từ đại dương này qua đại dương khác hoặc biến đổi thành áp thấp nhiệt đới và sau đó lại phát triển trở lại thành bão.
Tên gọi của các cơn bão năm 2010 ở vùng Bắc Atlantic theo WMO sẽ bắt đầu từ cái tên nam giới (Alex) và lần lượt là Alex, Bonnie, Colin,Danielle, Earl, Fiona, Gaston, Hermine, Igor, Julia, Karl, Lisa, Matthew, Nicole, Otto, Paula, Richard, Shary, Tomas, Virginie, và Walter. Ở vùng Thái Bình Dương thì tên gọi lại được đặt khác. Ngoài ra ở vùng Tây Thái Bình Dương (bao gồm 14 quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, HongKong, Nhật Bản…) thì các nước cũng sẽ được đăng ký 10 cái tên và sau đó tên gọi sẽ được xoay vòng trong 5 danh sách. 10 cái tên mà Việt Nam đã đăng ký với WMO là :
- Sơn Tinh (Sontinh)
- Lekima
- Ba Vì (Bavi)
- Côn Sơn (Conson)
- Sơn Ca (Sonca)
- Trà Mi (Trami)
- Hạ Long (Halong)
- Vàm Cỏ (Vamco)
- Sông Đà (Songda)
- Sao La (Saola)
Danh sách khác nhau của các hệ thống đặt tên bão có thể được tham khảo chi tiết tại Wikipedia hoặc WMO.