Địa chỉ IP (Internet Protocol address) là một dãy số dùng để định danh các thiết bị tham gia mạng Internet và Intranet tuân theo chuẩn IP. Mỗi một thiết bị khi tham gia kết nối trên mạng đều được gán một địa chỉ duy nhất. IPv4 (phiên bản 4 của địa chỉ IP) đã được công bố năm 1981 và được đưa vào sử dụng rộng rãi sau đó.
IPv4 sử dụng 32 bit (chia làm 4 block, mỗi block 8 bit). Do vậy số lượng thiết bị tối đa có thể đánh địa chỉ là 232~ 4.3 tỷ địa chỉ. Tuy vậy, một số dải địa chỉ đã được sử dụng vào các mục đích riêng (ví dụ 10.x.x.x,14.x.x.x,127.x.x.x,169.254.x.x, 224.x.x.x …) chiếm khoảng 18 triệu địa chỉ. Thế nhưng chính việc bùng nổ của Internet, máy tính và các thiết bị di động đã khiến cho kho dự trữ IP sụt giảm nhanh chóng. Theo nghiên cứu mới đây (7/2010), chỉ còn khoảng 232 triệu địa chỉ IP (đủ dùng cho 340 ngày tính theo lượng đăng ký hiện tại).
Do vậy, chẳng mấy chốc mà thế giới sẽ chuyển sang sử dụng địa chỉ IPv6, chuẩn mới hơn IPv4 và có khả năng đánh địa chỉ nhiều hơn rất nhiều so với IPv4. IPv6 sử dụng 128bit để đánh địa chỉ và do đó có thể hỗ trợ 2128 ~3.4 x 1038 địa chỉ khác nhau. Ngoài ra, IPv6 đã loại bỏ các vấn đề liên quan tới định tuyến (routing) cũng như bảo mật của IPv4 (bắt buộc sử dụng IPSec) nên người sử dụng IPv6 sẽ có hiệu năng sử dụng và độ an toàn cao hơn.
Tuy chuẩn IPv6 đã được phê chuẩn từ năm 1998 nhưng thế giới vẫn còn rất hờ hững với chuẩn này. Tới đây, việc chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 sẽ diễn ra một cách rốt ráo hơn và chúng ta được phép tưởng tượng rằng trong tương lai bất cứ vật gì (từ cây cỏ cho tới tủ lạnh, xe máy…) cũng đều có địa chỉ IP và chúng ta có thể có khả năng theo dõi/tương tác với chúng.