Tại sao cố đô Huế còn được gọi là đất Thần Kinh xứ Huế?


Ngọ Môn đêm mùng 1 Tết


Như chúng ta đã biết, vào thời Lê Trung Hưng thì Nguyễn Kim đã đưa chúa Chổm Lê Duy Ninh về làm vua nhà Lê. Tuy vậy, sau đó Trịnh Kiểm không rõ bằng cách nào đã lần lượt tiếm quyền của Nguyễn Kim và các con lên ngôi chúa lập thành thời kỳ vua Lê chúa Trịnh. Trong thời điểm này Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khuyên Trịnh Kiểm giữ ngôi của vua Lê và đồng thời cũng khuyên Nguyễn Hoàng rằng “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Hiểu ý, Nguyễn Hoàng xin Trịnh Kiểm cho mình vào nam làm trấn thủ đất Thuận Hoá để xa lánh hiểm họa không biết lúc nào sẽ xảy ra cho mình. Sự nghiệp của nhà Nguyễn ở phương nam bắt đầu từ đấy, và kéo dài 400 năm, núp bóng giải Hoành Sơn rồi lan rộng khắp cả Nam Kỳ.


Cũng theo Wikipedia, trong khoảng thời gian đi tìm vị trí để xây dựng kinh đô mới cho riêng mình, chúa Nguyễn Hoàng đã mơ thấy thấy một bà lão mặc sắc phục đỏ, tự xưng là Thái Thượng Lão Quân, bảo Nguyễn Hoàng đi về hướng đông khoảng ba dặm để lập kinh đô. Đêm hôm ấy, chúa Nguyễn Hoàng cùng đoàn tùy tùng nghỉ chân ở một địa điểm trên bờ Sông Hương, cách Huế khoảng 5 cây số về phía tây. Sáng hôm sau, chúa Nguyễn Hoàng di chuyển về hướng đông như bà lão trong mộng đã bảo, và quả thật, sau mấy dặm đường, chúa Nguyễn Hoàng đã bị thu hút bởi cảnh trí tuyệt vời như thiên nhiên đã dành sẵn cho ông. Ngoài cái đẹp của sông núi hữu tình, chắc chắn ông và các cố vấn của ông còn “phát hiện” được những lý do địa lý mà thời ấy mọi người đều tin tưởng, và hy vọng rằng đây là một vùng đất tốt, một “địa linh nhơn kiệt” đáng được chọn làm nơi thiết lập bản doanh của chúa Nguyễn Hoàng lúc bấy giờ, và sau này là kinh đô của cả nước. Một vài dẫn chứng khác lại cho rằngbà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi vào ban đêm và nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh“. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn.


Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ”. Năm 1862, để cầu tự vua Tự Đức đã đổi thành chùa Linh Mụ vì sợ chữ Thiên phạm húy với Trời.


Với hai sự kiện Thần Bí kể trên, Kinh Đô Huế đã được gọi là đất Thần Kinh. Vua Thiệu Trị, cháu của Nguyễn Hoàng đã từng có một chùm 20 bài thơ gọi là Thần kinh nhị thập cảnh để tả những cảnh đẹp của kinh thành Huế.

Bài liên quan

Bài liên quan